Thiết bị báo cháy cục bộ – một số lỗi thường gặp và cách khắc phục

Thiết bị báo cháy cục bộ là thiết bị tự động phát hiện và cảnh báo cháy bằng âm thanh. Các thiết bị báo cháy cục bộ khi được lắp đặt trong cùng một nhà và công trình phải được liên kết với nhau, đảm bảo tất cả cùng phát tín hiệu báo cháy khi có một thiết bị được kích hoạt (Theo định nghĩa trong TCVN 3890:2023).

Đây là giải pháp phù hợp với các nhà thấp tầng, nhà ở, văn phòng, nhà trọ và các cơ sở kinh doanh nhỏ.  Với khả năng kết nối linh hoạt, dễ dàng mở rộng hệ thống, kết nối với điện thoại thông minh và có giá cả phù hợp, rất nhiều chủ cơ sở kinh doanh đang lựa chọn thiết bị này để bảo vệ tài sản và tính mạng con người.

Trong quá trình lắp đặt và sử dụng, chúng tôi nhận thấy có một số lỗi kỹ thuật thường gặp.  Bài viết này xin chia sẻ về các vấn đề này và hướng dẫn cách khắc phục nhằm tránh sự bất tiện trong quá trình sử dụng, vận hành, tránh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh và sinh hoạt hàng ngày.

 

1. Tình trạng hoạt động bình thường của thiết bị báo cháy cục bộ

Các thiết bị báo cháy cục bộ có thể bao gồm:  đầu báo khói không dây, đầu báo nhiệt không dây, tổ hợp chuông – đèn – nút nhấn báo cháythiết bị truyền tin cảnh báo cháy sớm.

Ở trạng thái hoạt động bình thường, các thiết bị này kết nối với nhau bằng sóng radio (kết nối không dây) hoặc bằng dây dẫn tín hiệu (kết nối có dây).  Khi đó:

  • Đèn LED trên các đầu báo sẽ nháy màu đỏ ngắt quãng 45 giây;
  • Tổ hợp chuông đèn nút nhấn cần được kết nối nguồn điện 220V AC liên tục, trong tổ hợp có tích hợp sẵn bộ chuyển nguồn và bộ pin dự phòng đủ để hoạt động liên tục 24 giờ.  Ở trạng thái bình thường, đèn LED có nhãn AC trên tổ hợp sẽ sáng màu xanh.  Khi bị mất nguồn điện lưới, tổ hợp sẽ chuyển sang dùng nguồn từ pin, đèn LED có nhãn AC sẽ sáng màu vàng, và đèn có nhãn DC sẽ sáng màu xanh.
  • Thiết bị truyền tin cảnh báo cháy sớm sẽ nháy đèn LED số 1 để báo đang sử dụng nguồn điện lưới 220V AC và đèn LED số 3 để thể hiện đang có kết nối internet.  Đây là trạng thái hoạt động bình thường, đảm bảo duy trì kết nối với người dùng qua APP điện thoại và đường truyền viễn thông để thực hiện cuộc gọi cảnh báo cháy.

Video hướng dẫn kiểm tra trạng thái hoạt động bình thường của thiết bị báo cháy cục bộ:

2. Trạng thái báo cháy

Có 3 trường hợp có thể dẫn đến trạng thái báo cháy, đó là:

  • Khi có khói bất thường trong khu vực được bảo vệ.  Nếu nồng độ khói trong không khí vượt quá 6% liên tục trong vòng 20 giây, các đầu báo khói sẽ phát tín hiệu cảnh báo;
  • Khi có nhiệt độ bất thường.  Nhiệt độ môi trường vượt quá ngưỡng 54 độ C hoặc gia tăng bất thường nhiều hơn 8 độ C trong một phút, các đầu báo nhiệt sẽ cảnh báo cháy;
  • Khi có người nhấn vào nút ấn báo cháy khẩn cấp;

Lúc này âm thanh cảnh báo sẽ phát ra từ loa báo cháy được tích hợp sẵn trên các đầu báo, và đèn LED sáng đỏ liên tục. Trong hệ thống thiết bị báo cháy cục bộ, tất cả các đầu báo được kết nối liên động với nhau, nên trong tình huống báo cháy được kích hoạt, tất cả các đầu báo sẽ cùng phát âm thanh cảnh báo.  Các đèn LED trên các đầu báo cảnh báo sau sẽ nhấp nháy màu đỏ thay vì sáng đỏ liên tục.

Tổ hợp chuông đèn (nếu có lắp đặt) sẽ đồng thời phát ra âm thanh và ánh sáng chớp tắt để báo cháy theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738:2021.

Thiết bị truyền tin cảnh báo cháy sớm – Fcom – sẽ đồng thời thực hiện cuộc gọi thông báo đến 20 số điện thoại trong danh sách đăng ký, và truyền tin đến tất cả các APP trên điện thoại di động của những người liên quan.

Khi môi trường hết không còn khói, hoặc khi nhiệt độ trở lại bình thường (giảm xuống dưới ngưỡng 54 độ C), hoặc khi nút nhấn báo cháy được reset, hệ thống sẽ quay trở về trạng thái bình thường, không còn tín hiệu báo cháy.

pin sử dụng trong thiết bị báo cháy cục bộ

pin sử dụng trong thiết bị báo cháy cục bộ

đầu báo khói sử dụng pin

đầu báo khói sử dụng pin 3V

3. Trạng thái báo lỗi hết pin

Pin trong các đầu báo là loại pin 3V, dung lượng 2400 mAh, là một loại pin phổ biến, dễ mua trên thị trường.  Một quả pin này cung cấp đủ năng lượng cho một đầu báo (khói hoặc nhiệt) hoạt động liên tục trong 36 tháng ở trạng thái bình thường.  Trong trường hợp báo cháy, pin có thể cung cấp đủ năng lượng cho loa báo cháy trên đầu báo hoạt động liên tục khoảng 8 giờ đồng hồ.

Khi pin giảm dung lượng còn dưới 80%, loa trên đầu báo sẽ phát ra tiếng beep beep ngắt quãng sau mỗi 2 phút. Đèn LED trên đầu báo sẽ sáng màu vàng liên tục để thể hiện trạng thái báo lỗi.

Trong trường hợp này, người dùng cần mua pin mới để thay thế.  Khi thay chỉ cần rút jack cắm pin cũ và thực hiện theo các bước đơn giản được mô tả trong giấy hướng dẫn của nhà sản xuất đi kèm sản phẩm.

 

4. Lỗi báo cháy giả

Hiện tượng báo cháy giả là khi các thiết bị phát ra tín hiệu cảnh báo cháy nhưng thực tế không có đám cháy xảy ra.  Đây là một hiện tượng thường gặp trong tất cả các hệ thống của các hãng sản xuất trên thế giới.  Có nhiều lý do dẫn đến báo cháy giả, mỗi nguyên nhân lại cần có cách khắc phục khác nhau.

4.1 Báo cháy giả do bụi bẩn, hơi nước hoặc côn trùng

Các đầu báo khói hoạt động dựa trên nguyên lý quang điện, đường đi của chùm sáng trong buồng khói sẽ làm thay đổi dòng điện trên bảng mạch điện tử của thiết bị và dẫn tới việc bộ vi xử lý đưa ra quyết định có phát tín hiệu báo cháy hay không.

Khi bụi bẩn, hơi nước, hoặc có côn trùng xâm nhập vào buồng khói tạo ra vật cản hoặc làm thay đổi chiết suất không khí trong đó, đầu báo khói sẽ có xác suất cao phát cảnh báo cháy giả.  Để khắc phục hiện tượng này, cần phải tiến hành vệ sinh buồng khói.  Đồng thời lưu ý không sử dụng thiết bị báo khói quang điện ở những nơi có nhiều hơi nước, hơi xăng hoặc thường xuyên có khói.  Cần tránh lắp đặt thiết bị báo khói ở những nơi quá gần miệng gió điều hòa, trước cửa phòng tắm, trong phòng bếp, phòng xông hơi, khu vực để xe máy, ô tô, phòng dùng cho mục đích thờ cúng, phòng thường xuyên được xông tinh dầu … Tại những khu vực này, người dùng nên sử dụng đầu báo nhiệt.

Để vệ sinh buồng khói của các đầu báo khói, vui lòng làm theo hướng dẫn ở clip sau đây:

 

4.2 Báo cháy giả do nhiệt độ môi trường ở vị trí lắp đặt

Trong quá trình bảo hành, bảo trì thiết bị, chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp khách hàng lắp đặt đầu báo nhiệt dưới mái tôn hoặc gần sát nơi lắp cục nóng điều hòa. Đây là những nơi sẽ có khả năng phát sinh nhiệt độ cao khi gặp thời tiết nắng nóng.

Cách khắc phục:

  • Nếu lắp đặt đầu báo nhiệt dưới mái tôn (nhà để xe, nhà xưởng, kho hàng) cần phải cách xa mái tôn ít nhất 1,5 mét để tránh hơi nóng từ mái tôn dưới trời nắng.
  • Cần tránh lắp đầu báo nhiệt ở nơi nhận luồng hơi nóng trực tiếp từ cục nóng của máy điều hòa không khí.
  • Tại một số trạm không người trực (trạm quan trắc thời tiết, trạm quan trắc môi trường, trạm biến áp) là những nơi không tránh khỏi thời tiết nắng nóng, có thể cân nhắc sử dụng đầu báo khói – nhiệt kết hợp để loại trừ bớt nguyên nhân gây báo cháy giả.

4.3 Báo cháy giả do đường dây tín hiệu, nguồn điện hoặc linh kiện điện tử trong thiết bị

Một số tình huống lỗi báo giả được phát hiện nguyên nhân là do đường dây tín hiệu, nguồn điện hoặc linh kiện điện tử bị lão hóa sau một quá trình hoạt động.  Chúng chưa làm hư hỏng hoàn toàn thiết bị, nhưng làm thay đổi các thông số về dòng điện trên bản mạch điện tử và gây ra lỗi.

Trong tình huống này, hãy liên hệ với đơn vị cung cấp sản phẩm và yêu cầu thực hiện kiểm tra kỹ thuật, bảo hành, sửa chữa hoặc thay thế.

Trong thời gian chờ kiểm tra hoặc thay thế, hãy luôn bố trí người trực tại vị trí không có thiết bị để đảm bảo an toàn PCCC.

 

5. Khởi động lại hệ thống khi có báo giả

Vì trong hệ thống thiết bị cục bộ không sử dụng Tủ trung tâm báo cháy như trong Hệ thống báo cháy tự động, nên việc phát hiện ra đầu báo nào đang báo cháy cũng làm người dùng bối rối nếu chưa biết cách xác định.  Với các thiết bị do Công ty thiết bị báo cháy FireSmart sản xuất, có 3 cách xác định như sau:

Cách 1 – Nhấn nút reset trên hộp tổ hợp chuông đèn

Trên mặt điều khiển của mỗi hộp tổ hợp có một nút RESET màu đen.  Khi xảy ra báo cháy, tất cả các loa báo cháy trên đầu báo đều phát ra âm thanh.  Nếu chỉ dựa vào tín hiệu đèn LED sáng đỏ liên tục hay nhấp nháy thì rất khó phân biệt, và mất nhiều thời gian do phải đi kiểm tra từng đầu báo.

Hãy làm theo cách đơn giản hơn là nhấn nút RESET.

Khi đó, tất cả các đầu báo sẽ ngừng phát âm thanh, trừ đầu báo đang có báo cháy giả.  Việc chỉ để lại 1 đầu báo duy nhất, các đầu báo khác trở về chế độ yên lặng giúp người dùng nhanh chóng xác định nguồn gốc lỗi và khắc phục.

Cách 2 – Reset một đầu báo bất kỳ

Giả sử hệ thống báo cháy trong một nhà trọ có hơn 20 đầu báo ở 20 phòng, việc đi từng phòng để kiểm tra xem tín hiệu cảnh báo bắt đầu từ đâu là bất khả thi.  Hãy thực hiện một cách dễ dàng là gỡ một đầu báo (khói hay nhiệt đều được) ra khỏi vị trí lắp đặt, sau đó rút jack pin ra.  Sau khi đã tháo pin, hãy nhấn nút TEST trên mặt đầu báo một vài lần để xả kiệt điện còn lưu trên mạch điện tử, đợi khoảng 6 giây rồi cắm jack pin trở lại.

Thao tác này tương đương với hành động nhấn nút RESET trong cách 1 – sẽ khởi động lại toàn bộ hệ thống – và thiết bị đang báo giả sẽ lộ diện.

Cách 3 – Reset từ thiết bị truyền tin

Cũng như trong cách 1, người dùng có thể khởi động lại toàn bộ hệ thống bằng nút RESET màu đỏ trên thiết bị truyền tin.

Nếu có lắp đặt thiết bị này, thật dễ dàng, chỉ cần mở ứng dụng FireSMART trên điện thoại di động, hệ thống sẽ thông báo rõ ràng cho bạn biết thiết bị nào đang báo cháy.  Hoàn toàn không phải tìm kiếm theo các cách ở trên.

 

Trong thực tế sử dụng, có thể sẽ còn nhiều tình huống khác mà hệ thống thiết bị báo cháy cục bộ hoạt động có lỗi.  Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kỹ thuật khi bạn cần, HOTLINE 0983.299.529



source https://pccc.vn/thiet-bi-bao-chay-cuc-bo-mot-so-loi-thuong-gap/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PCCC Việt Nam - nhà cung cấp thiết bị PCCC uy tín hàng đầu

Nghị định 136/2020/NĐ-CP – Cập nhật tháng 1 năm 2024

Hệ thống báo cháy bằng camera AI - đầu báo cháy video