Cài đặt và Sử dụng ứng dụng báo cháy FIRESMART trên điện thoại

(dành cho thiết bị truyền tin báo sự cố FCOM)

Thiết bị truyền tin báo sự cố FCOM

– FCOM là một thiết bị truyền tin báo sự cố, có chức năng giám sát các hệ thống báo cháy, tủ trung tâm báo cháy, thiết bị báo cháy cục bộ, module giám sát hoặc các thiết bị báo cháy khác và truyền thông tin về server quản lý. Đồng thời FCOM có chức năng điều khiển còi – đèn báo cháy cũng như các thiết bị ngoại vi khác trong hệ thống báo cháy.

– Mỗi thiết bị FCOM có thể quản lý không giới hạn số lượng các tủ trung tâm báo cháy hoặc một mạng lưới các thiết bị báo cháy cục bộ lên tới 50 thiết bị;

– Người dùng có thể cài đặt cấu hình hoạt động, quản lý thiết bị FCOM, đặt tên và địa chỉ cho từng tủ trung tâm trong mạng, từng đầu báo cháy hoặc nút nhấn, theo dõi tình trạng hoạt động của các thiết bị  trong mạng báo cháy cục bộ thông qua APP trên điện thoại.

Ứng dụng FIRESMART

Giúp cho người dùng xác định được sự cổ cháy, nổ trực quan hơn, thông báo qua ứng dụng và gọi điện đến số điện thoại đã đăng ký giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản.

APP báo cháy FireSmart là ứng dụng trên điện thoại di động, dùng để nhận thông tin báo cháy và báo sự cố. APP cũng được dùng đ ể quản lý tình trạng hoạt động của các thiết bị báo cháy trong hệ thống lắp đặt trong nhà và công trình. Khi xảy ra hoả hoạn, người dùng ứng dụng sẽ nhận được thông tin cảnh báo bằng tin nhắn trên APP, đồng thời nhận được cuộc gọi tới các số điện thoại đã đăng ký.

Màn hình cảnh báo cháy trên app báo cháy FireSmart
Màn hình cảnh báo cháy trên app báo cháy FireSmart

Ứng dụng này không giới hạn số điện thoại nhận cảnh báo. Chủ sở hữu thiết bị báo cháy có thể cài đặt tất cả các số điện thoại theo mong muốn. Các chức năng quản lý thiết bị có thể thực hiện trên APP báo cháy:

• Kết nối thiết bị truyền tin vào ứng dụng và thiết lập số điện thoại của người quản lý thiết bị

• Kết nối các thiết bị báo cháy trong cùng hệ thống tại một toà nhà với nhau trên APP

• Cài đặt địa chỉ, định vị và thông tin về ngôi nhà được bảo vệ.

• Đặt tên gợi nhớ cho từng thiết bị trên hệ thống (theo tên phòng, số tầng, theo tên khu vực …)

• Chỉ định các số điện thoại cần nhận được cuộc gọi thông báo sự cố cháy và sự cố lỗi khi hệ thống hoạt động.

Phần 1:  Cài đặt và đăng ký số điện thoại trên APP báo cháy

Sau khi mua thiết bị báo cháy Firesmart để lắp đặt hệ thống báo cháy tự động tại nhà, việc đầu tiên bạn cần làm là cài đặt ứng dụng trên điện thoại di động.  APP này sẽ giúp bạn cài đặt thiết bị, đặt tên gợi nhớ, cài đặt các số điện thoại liên quan cần nhận tin báo cháy, và nhiều chức năng khác …

Cài đặt ứng dụng

– Truy cập Google Play hoặc Applestore tìm kiếm với từ khóa “Fire Smart” và tìm đến App ‘FireSmart – Hệ thống báo cháy‘, tiến hành cài đặt theo các bước như đối với một ứng dụng bình thường.

– Hoặc quét mã QR bên dưới:

QR app báo cháy FireSmart

Đăng ký / đăng nhập

Bước 1. Khởi động App “Firesmart” trên màn hình điện thoại sau khi đã cài đặt.

Bước 2. Tiến hành đăng ký / đăng nhập bằng số điện thoại.

Bước 3. Nhập số OTP được Tổng đài gửi về số điện thoại.

Bước 3.1: Tiến hành đăng nhập với số điện thoại đã đăng ký.

Bước 3.2: Cung cấp thông tin và bắt đầu trải nghiệm, sử dụng ứng dụng.

App báo cháy sớm FireSmart

Phần 2:  Kết nối Thiết bị truyền tin báo cháy F-com với APP trên điện thoại

2.1 Kết nối FCOM với điện thoại

Bước 1: Bật Bluetooth của điện thoại & kết nối Wifi cho điện thoại.

Bước 2: Kết nối adapter để nguồn điện cho Fcom, bật công tắc nguồn FCOM. Sau đó, NHẤN và GIỮ nút có chữ ” BT4 ” (trong hình) trong khoảng 15s cho đến khi đèn trên mặt hiển thị của Fcom tắt và sáng trở lại.

 

Cáp nguồn từ Adapter cho FCOM
Cáp nguồn từ Adapter cho FCOM

Đèn tắt và sáng trở lại

Bước 3: Đăng nhập “Ứng dụng báo cháy FireSmart”. Chọn biểu tượng dấu “+” góc phải màn hình.

Bước 4: Chọn Vào biểu tượng FCOM, sau đó nhập mật khẩu wifi mà điện thoại đang sử dụng & ấn xác nhận.

Bước 5: Màn hình xuất hiện biểu tượng FIRE_SMART –> nhấn “KẾT NỐI”

Bước 6: Đặt tên (định địa chỉ) cho thiết bị & chọn vị trí  -> Thêm “nhà và công trình”  -> Thêm “khu vực” nơi lắp thiết bị -> nhấn LƯU.

 

Định địa chỉ cho thiết bị báo cháy trên app điện thoại
Định địa chỉ cho thiết bị báo cháy trên app điện thoại

Đặt tên gợi nhớ cho thiết bị báo cháy

  • Lắp đặt bộ truyền tin Fcom vào vị trí cố định ( Lưu ý: vị trí đặt Fcom phải được kết nối với wifi hoặc 3G/4G hoạt động liên tục 24h )

2.2 Kết nối đầu báo với FCOM

Bước 1 : Trong nhà và công trình, nhấn vào biểu tượng thiết bị FCOM.

Bước 2 : Nhấn THÊM THIẾT BỊ CON trên màn hình Ứng dụng.  Mục đích là để kết nối các đầu báo khói, đầu báo nhiệt, nút nhấn không dây vào cùng hệ thống với Thiết bị truyền tin báo cháy F-COM.

Thêm thiết bị con
Thêm thiết bị con

Bước 3: Khi màn hình xuất hiện kính lúp, Cấp nguồn cho đầu báo cháy (lắp pin), sau đó nhấn giữ phím tròn sau đầu báo (cạnh pin) trong khoảng 10s.

Nhấn giữ phím tròn phía sau đầu báo để thêm thiết bị vào Fcom
Nhấn giữ phím tròn phía sau đầu báo để thêm thiết bị vào Fcom

Bước 4: Chờ vài giây để đầu báo khói / nhiệt tự kết nối với Ứng dụng.

Nếu sau 60s không tìm thấy thiết bị, tháo pin đầu báo ra, nhấn giữ phím TEST (mặt trên đầu báo) khoảng 3s để xả pin; sau đó lặp lại từ Bước 1.

Bước 5: Sau khi tìm thấy thiết bị chụp ảnh lại màn hình.  Mục đích là để lưu địa chỉ đầu báo, phục vụ viêc kiểm tra tín hiệu ở các bước sau , đặt tên thiết bị con -> chọn vị trí, khu vực -> Lưu

Ghi số thứ tự trên đầu báo để dễ dàng khi lắp đặt
Ghi số thứ tự trên đầu báo để dễ dàng khi lắp đặt

(Lưu ý: sau khi cài đặt từng đầu báo hãy đánh dấu số thứ tự đầu báo 1,2,3 đã cài đặt…trên cả đầu báo và bản vẽ tương ứng để tránh thi công, lắp đặt nhầm vị trí đầu báo )

Bước 6: Thực hiện tương tự với các đầu báo cháy còn lại.

Phần 3: Thi công, lắp đặt đầu báo

  • Bước 1: Cài đặt tất cả đầu báo vào bộ Fcom (đã thực hiện xong ở các phần trên) sau đó rút hết pin chỉ để lại pin đầu báo số 1.
  • Bước 2: Lấy đầu báo số 1 đặt tại vị trí đầu tiên cần lắp đặt.
  • Bước 3: Bật công tắc nguồn bộ kiểm tra tín hiệu sau đó kiểm tra địa chỉ Mac trên app điện thoại sau đó nhập 9 mã số đầu của địa chỉ đầu báo vào bộ kiểm tra tín hiệu và bấm nút D.

(Ví dụ ở đây : mã nhập vào bộ kiểm tra tín hiệu sẽ là 010 010 155 )

Thiết bị đo cường độ tín hiệu báo cháy không dây
Thiết bị đo cường độ tín hiệu báo cháy không dây
  • Bước 3: Đặt đầu báo số 2 tại vị trí thứ 2 cần lắp đặt sau đó cắm pin vào đầu báo số 2.
  • Bước 4: Kiểm tra bộ truyền tín hiệu, nếu tín hiệu hiển thị từ 5/10 trở lên thì lắp đặt đầu báo số 2 tại vị trí này.
  • Bước 5: làm lại tương tự với đầu báo khác và lắp đặt với mức độ tín hiệu đảm bảo từ 5/10.

Phần 4:  Đăng ký các số điện thoại cùng nhận tin báo cháy

Bước 1 : Vào biểu tượng vị trí trên ứng dụng.

Bước 2 : Chọn “Khu vực”  (ngôi nhà) cần thêm số điện thoại nhận tin.

Chọn vị trí trên ứng dụng báo cháy sớm FireSmart

Bước 3: Nhấn vào thêm thành viên -> Mời theo dõi bằng đường dẫn.

Bước 4: Trên điện thoại của NHỮNG NGƯỜI MỚI ĐƯỢC THÊM VÀO DANH SÁCH, thực hiện “Cài đặt và đăng ký”  như đã nói trong PHẦN 1 ở đầu bài viết.  Cài đặt xong –> nhấn vào biểu tượng “Thêm địa chỉ cần theo dõi”.

Sau đó quét mã QR trên màn hình điện thoại của người chủ quản thiết bị.

Thêm người nhận tin báo cháy qua điện thoại
Thêm người nhận tin báo cháy qua điện thoại

Các bài viết cùng chủ đề

  • Thiết bị báo cháy cục bộ – Giải pháp cho nhà ở kết hợp kinh doanh.
  • Hướng dẫn lắp đặt và vận hành các thiết bị báo cháy FireSmart.
Chia sẻ thông tin khu vực báo cháy
Chia sẻ thông tin khu vực báo cháy

Bài viết Cài đặt và Sử dụng ứng dụng báo cháy FIRESMART trên điện thoại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nhà sản xuất thiết bị báo cháy FireSmart.



from Nhà sản xuất thiết bị báo cháy FireSmart https://ift.tt/YDRofAq

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PCCC Việt Nam - nhà cung cấp thiết bị PCCC uy tín hàng đầu

Nghị định 136/2020/NĐ-CP – Cập nhật tháng 1 năm 2024

Hệ thống báo cháy bằng camera AI - đầu báo cháy video