QUY ĐỊNH MỚI CỦA PHÁP LUẬT VÀ CÁC LƯU Ý KHI THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VÀ NGHIỆM THU VỀ PCCC
CHUYÊN ĐỀ: QUY ĐỊNH MỚI CỦA PHÁP LUẬT VÀ CÁC LƯU Ý KHI THẨM DUYỆT THIẾT KẾ, NGHIỆM THU VỀ PCCC
A. CƠ SỞ PHÁP LÝ CÔNG TÁC THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PCCC
Hệ thống văn bản pháp luật quy định các nội dung liên quan đến công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC được quy định ở nhiều văn bản khác nhau, bao gồm:
I. Về quy định của Luật PCCC liên quan đến công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC, cụ thể:
+ Tại Điều 8 Luật PCCC (khoản 4 Điều 1 Luật bổ sung sửa đổi) quy định về áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC;
+ Tại Điều 15 Luật PCCC quy định khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có giải pháp, thiết kế về PCCC bảo đảm các nội dung sau đây: Địa điểm xây dựng, bố trí các khu, các lô; hệ thống giao thông, cấp nước; bố trí địa điểm hợp lý cho các đơn vị phòng cháy và chữa cháy ở những nơi cần thiết; dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.
Khi lập dự án, thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình phải có giải pháp, thiết kế về PCCC bảo đảm các nội dung sau đây: Địa điểm xây dựng, khoảng cách an toàn; hệ thống thoát nạn; hệ thống kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy; các yêu cầu khác phục vụ phòng cháy và chữa cháy; dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.
+ Tại Điều 48 Luật PCCC quy định chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với dự án, công trình;
+ Tại Điều 57 Luật PCCC quy định nội dung quản lý nhà nước về PCCC; trong đó, có quy định về công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với dự án, công trình;
II. Về quy định của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP
Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định từ Điều 10 đến điều 15, khoản 4 Điều 53, Phụ lục V, Phụ lục IX. Trong đó:
- Điều 10. Yêu cầu về PCCC khi lập quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch;
- Điều 11. Yêu cầu về PCCC khi lập dự án và thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình;
- Điều Kinh phí PCCC trong đầu tư, xây dựng;
- Điều Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về PCCC;
- Điều Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới, đơn vị tư vấn dự án, giám sát thi công, đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị thi công, cơ quan phê duyệt quy hoạch, cơ quan phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, cơ quan cấp giấy phép xây dựng và cơ quan Cảnh sát PCCC trong đầu tư, xây dựng công trình;
- Điều 15 Nghiệm thu, kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC;
- Khoản 4 Điều 53 Quy định chuyển tiếp;
- Phụ lục V Danh mục dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC;
- Phụ lục IX Biểu mẫu sử dụng trong công tác
III. Các nội dung mới của Nghị định sửa đổi, bô sung một số điều của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP:
- Căn cứ xây dựng Nghị định:
- Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày 30/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ.
- Bộ Công an đã ban hành Kế hoạch số 51/KH-BCA-C07 ngày 14/02/2023 về xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ.
Đến nay Nghị định được lấy ý kiến thành viên Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đang hoàn tất những khâu biên tập, soát xét lần cuối trước khi trình Thủ tướng ký ban hành.
- Nội dung thay đổi cơ bản
- Về đối tượng thẩm duyệt, sửa đổi khoản 3 Điều 13:
- Dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới.
- Dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng dẫn đến một trong các trường hợp sau:
- Về đối tượng thẩm duyệt, sửa đổi khoản 3 Điều 13:
+ Làm tăng quy mô về số tầng hoặc diện tích khoang cháy;
+ Thay đổi chủng loại, vị trí thang bộ thoát nạn;
+ Giảm số lượng lối thoát nạn của tầng, khoang cháy, công trình;
+ Lắp mới hoặc thay thế hệ thống báo cháy;
+ Lắp mới hoặc thay thế hệ thống chữa cháy;
+ Thay đổi công năng làm nâng cao các yêu cầu an toàn cháy đối với tầng nhà, khoang cháy và công trình;
Như vậy, hầu hết công trình khi cải tạo mà không làm ảnh hưởng đến nội dung nêu trên thì không thuộc diện thẩm duyệt (cải tạo ngăn chia mặt bằng các tầng của văn phòng, thương mại, lắp đặt bổ sung hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, trạm sạc cho xe điện…) nhưng vẫn phải đảm bảo theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC (không tiền kiểm mà hậu kiểm) cán bộ kiểm tra, quản lý cơ sở xác nhận nội dung cải tạo đó có đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn hay không?
- Phụ lục V cũng bỏ một số đối tượng:
+ Xác định theo khối tích công trình (bỏ cách xác định đối tượng thẩm duyệt theo tổng khối tích), chỉ áp dụng tổng khối tích đối với công trình công nghiệp
+ Lược bỏ một số đối tượng thẩm duyệt: cửa hàng, hệ thống cấp khí đốt trung tâm, hạ tầng kỹ thuật của các khu chức năng khác theo Luật quy hoạch (khu du lịch, đào tạo, thể thao)…
+ Nâng quy mô khối tích thuộc diện thẩm duyệt của một số công trình công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ A, B từ 1.500 m3 lên 5000 m3, hạng C từ 5000 m3 lên 10.000 m3, hạng D, E từ 5000 m3 lên 15.000 m3…
2.2 Về thực hiện các thủ tục thẩm duyệt, đã bãi bỏ các thủ tục (bãi bỏ quy định về thành phần hồ sơ, nội dung thẩm duyệt, thời hạn giải quyết):
- Góp ý đồ án quy hoạch xây dựng;
- Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình;
- Góp ý về PCCC hồ sơ thiết kế cơ sở.
Cơ quan Cảnh sát PCCC chỉ thẩm duyệt đối với thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở (đối với công trình thuộc diện lập báo cáo nghiên cứu khả thi) hoặc thẩm duyệt thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình chỉ phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật).
Như vậy, trong trường hợp cần thiết khi thẩm định dự án tại cơ quan chuyên môn về xây dựng (Sở Xây dựng, Công Thương, UBND, Ban Quản lý khu công nghiệp) mà cơ quan thẩm định cần có ý kiến của cơ quan Cảnh sát PCCC thì có thể tham gia ý kiến bằng văn bản (nộp hồ sơ qua văn thư, không phải thủ tục hành chính, không quy định về thời hạn giải quyết, quy cách, biểu mẫu văn bản…).
2.3 Về thành phần hồ sơ đề nghị thẩm duyệt, nghiệm thu:
- Đối với hồ sơ thẩm duyệt:
- Bỏ nội dung ủy quyền nộp hồ sơ của chủ đầu tư (do thực hiện nộp trên Cổng dịch vụ công)
- Văn bản về chủ trương đầu tư xây dựng công trình theo quy định pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
- Bỏ thành phần bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của tư vấn thiết kế do cơ quan công an tự khai thác, chỉ cần cung cấp thông tin đơn vị thiết kế về PCCC (trên biểu mẫu đề nghị thẩm duyệt)
- Bỏ thành phần bản sao bản vẽ thẩm duyệt (đối với thiết kế cải tạo) do cơ quan công an tự khai thác
- Bỏ thành phần văn bản góp ý về PCCC đối với thiết kế cơ sở
- Bỏ thành phần văn bản thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng. Bỏ quy định Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng
Việt và chủ đầu tư, chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó.
- Hồ sơ đề nghị kiểm tra nghiệm thu:
- Bỏ nội dung ủy quyền, giấy giới thiệu nộp hồ sơ của chủ đầu tư (do thực hiện nộp trên Cổng dịch vụ công)
- Bỏ bản sao bản vẽ thẩm duyệt do cơ quan công an tự khai thác
- Bỏ giấy chứng nhận kiểm định do cơ quan công an tự khai thác (nhưng phải ghi số giấy kiểm định trong hồ sơ nghiệm thu)
- Bỏ thành phần bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của đơ vị thi công, giám sát do cơ quan công an tự khai thác, chỉ cần cung cấp thông tin đơn vị thi công, giám sát về PCCC (trên biểu mẫu đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu)
- Về trách nhiệm của các chủ thể trong đầu tư xây dựng
Bỏ điểm a khoản 6 Điều 14. Trách nhiệm của cơ quan Công an:
Bỏ trách nhiệm xem xét, trả lời về địa điểm xây dựng công trình, giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với đồ án quy hoạch xây dựng, hồ sơ thiết kế cơ sở quy định tại Phụ lục V;
- Về phân cấp thẩm duyệt
- Trên cơ sở phụ lục V, tách ra bổ sung thêm 2 phụ lục
+ Phụ lục Va (đối tượng dự án, công trình do C07 thẩm duyệt)
+ Phụ lục Vb (đối tượng dự án, công trình do PC07 Công an các địa phương thẩm duyệt)
- Dự thảo Nghị định đã phân cấp mạnh các công trình, phương tiện giao thông cho công an các đơn vị địa phương so với hiện nay, cụ thể:
+ Nhà có chiều cao đến 150m;
+ Tất cả phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách, vận chuyển chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ;
+ Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A đối với hầu hết các công trình như trụ sở cơ quan nhà nước từ cấp Bộ, tỉnh, dự án có công trình dân dụng cấp II, III; công trình giáo dục, công trình y tế cấp I, II, III; nhà hát, rạp chiếu phim, chợ, TTTM, cửa hàng, bảo tàng, thư viện, triển lãm, sân vận động, nhà thi đấu thể thao, gara ô tô, hầm đường bộ, hầm đường sắt; công trình giao thông (bến cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa, nhà chờ bến xe ô tô, nhà ga đường sắt, nhà chờ cáp treo, trạm dừng nghỉ, cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông, cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy); nhà máy điện mặt trời, điện gió, điện địa nhiệt, thuỷ điện; nhà máy nhiệt điện dưới 600 MW, thuỷ điện dưới 1000 MW, điện rác dưới 70MW; công trình công nghiệp cấp I, II, III; toàn bộ hạ tầng khu công nghiệp (dưới 500 ha), khu đô thị, khu kinh tế, cụm công nghiệp, khu chế xuất…
- Về xử lý chuyển tiếp
- Cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy cho dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới tiếp tục thực hiện thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy cho các dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới đó.
Dự án, công trình đã được góp ý về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế cơ sở, chưa được cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy thì thực hiện thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm e khoản 5 Điều 1 Nghị định này;
Ví dụ: Một số công trình theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì thuộc thẩm quyền và đã được C07 góp ý, thẩm duyệt nhưng theo phân cấp của Nghị định mới sửa đổi Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì thuộc thẩm quyền thẩm duyệt của PC07 như:
- Công trình nhà cao tầng có chiều cao từ 100m đến dưới 150m, thuộc dự án nhóm B.
- Các nhà máy điện gió, điện mặt trời; thủy điện dưới 1000 MW
- Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn
- Hầu hết công trình công nghiệp dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng…
- Đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định số 136/2020/NĐ-CP đã được góp ý về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế cơ sở hoặc cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy nhưng không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục V Nghị định này thì chủ đầu tư thi công tự tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với công trình;
Ví dụ: Nghị định đã bãi bỏ các đối tượng thẩm duyệt
- Hệ thống cấp khí đốt trung tâm;
- Hạ tầng kỹ thuật của các khu du lịch, y tế, giáo dục;
- Công trình công nghiệp có quy mô nhỏ, có hạng nguy hiểm cháy nổ A, B từ 500 m3 đến dưới 5000 m3, hạng C từ 5000 m3 đến dưới 10.000 m3, hạng D, E từ 5000 m3 đến dưới 15.000 m3
B. CÁC NỘI DUNG LƯU Ý TRONG THỰC HIỆN CÔNG TÁC THẨM DUYỆT THIẾT KẾ, NGHIỆM THU VỀ PCCC
I. Đối tượng thực hiện thẩm duyệt thiết kế về PCCC
- Xác định đối tượng thẩm duyệt theo khối tích, tổng khối tích
- Khối tích của nhà được tính dựa trên các kích thước sau (tham khảo QCVN 06:2022/BXD và TCVN 9255:2012) (XEM LẠI)
- Kích thước mặt bằng lấy theo khoảng cách giữa các bề mặt hoàn hiện phía trong của tường bao, hoặc ở tất cả các mặt không có tường bao thì tính đến một mặt phẳng thẳng đứng kéo đến cạnh ngoài trên cùng của sàn.
- Chiều cao lấy theo khoảng cách từ bề mặt trên của sàn phía dưới đến mặt bề mặt dưới của sàn phía trên hoặc mái.
1.2. Tổng khối tích của một dự án, công trình được tính toán bằng tổng khối tích các hạng mục trong khuôn viên của dự án, công trình đó, không bao gồm các hạng mục phụ trợ không có nguy hiểm về cháy, nổ, được bố trí độc lập và bảo đảm khoảng cách an toàn PCCC đến các hạng mục xung quanh (nhà bảo vệ, nhà vệ sinh công cộng, trạm bơm nước thải…).
- Xác định đối tượng thẩm duyệt theo số tầng, chiều dài phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC
- Số tầng nhà để xác định đối tượng thẩm duyệt thiết kế về PCCC
Số tầng tòa nhà bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng lửng, tầng tum) và tầng nửa hầm. Một số trường hợp tầng tum và tầng lửng không tính vào số tầng cao (Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 về cấp công trình trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng):
- Tầng tum không tính vào số tầng cao của công trình khi diện tích mái tum không vượt quá 30 % diện tích sàn mái, có chức năng sử dụng làm tum thang, kỹ thuật.
- Nhà ở riêng lẻ kết hợp các mục đích dân dụng khác: Tầng lửng có diện tích sàn không vượt quá 65 % diện tích sàn xây dựng của tầng có công năng sử dụng chính ngay bên dưới và chỉ cho phép có một tầng lửng không tính vào số tầng cao của nhà.
- Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp: Duy nhất 01 tầng lửng không tính vào số tầng cao của công trình khi tầng lửng chỉ bố trí sử dụng làm khu kỹ thuật (ví dụ: sàn kỹ thuật đáy bể bơi, sàn đặt máy phát điện, hoặc các thiết bị công trình khác), có diện tích sàn xây dựng không vượt quá 10 % diện tích sàn xây dựng của tầng ngay bên dưới và không vượt quá 300 m2.
- Các công trình khác: Tầng lửng chỉ bố trí sử dụng làm khu kỹ thuật, có diện tích sàn không vượt quá 10 % diện tích sàn xây dựng của tầng có công năng sử dụng chính ngay bên dưới.
- Chiều dài hầm đường bộ, hầm đường sắt: chiều dài đường hầm được xác định là đường kín dành cho xe cơ giới, phương tiện lưu thông được giới hạn ở các cửa hầm.
- Chiều dài phương tiện giao thông đường thủy quy định tại Mục 19 phụ lục Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số …../2024/NĐ-CP ngày /4/2024
được xác định theo chiều dài tàu (L). Chiều dài tàu là khoảng cách, tính bằng mét, đo theo phương nằm ngang trên đường nước thiết kế toàn tải, từ mép trước của sống mũi đến mép sau của trụ lái (hoặc tâm trục lái nếu không có trụ lái), hoặc bằng 96 % chiều dài toàn bộ của đường nước thiết kế toàn tải, lấy trị số nào lớn hơn. Đối với tàu không có trục lái thì L là chiều dài của đường nước thiết kế toàn tải. Trong mọi trường hợp, L không được lớn hơn đường nước thiết kế (QCVN 72:2013/BGTVT sửa đổi 1:2015).
- Xác định đối tượng thẩm duyệt đối với một số trường hợp
- Công trình nhà hỗn hợp (có từ 02 công năng trở lên)
- Nhà ở kết hợp kinh doanh
- Công trình nhà hỗn hợp (có từ 02 công năng trở lên)
Trường hợp phần kinh doanh của nhà có quy mô thuộc đối tượng thẩm duyệt theo quy định tại Phụ lục V Nghị định số /2024/NĐ-CP ngày …/4/2024 thì phải thẩm duyệt cho toàn bộ công trình.
- Nhà không có công năng ở
Trường hợp công trình cao dưới 7 tầng và có khối tích dưới 5.000 m3, việc xác định đối tượng thẩm duyệt dựa trên quy mô (số tầng, khối tích) của từng công năng, đối chiếu với quy định cho công năng đó tại Phụ lục V Nghị định số
/2024/NĐ-CP ngày …/4/2024, trường hợp thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC thì phải đối chiếu, thẩm duyệt cho toàn bộ công trình.
- Trường hợp khi xét đối tượng thẩm duyệt theo tên dự án không thuộc Phụ lục V Nghị định số …./2024/NĐ-CP ngày …/4/2024 nhưng trong dự án có các công trình, hạng mục công trình mà quy mô, tính chất sử dụng thuộc đối tượng thẩm duyệt thì phải thực hiện thẩm duyệt cho các công trình, hạng mục công trình đó. Ví dụ: Công trình tôn giáo (đền, chùa…) hoặc sân gôn không được quy địnhtrong Phụ lục V Nghị định số /2024/NĐ-CP ngày …/4/2024 nhưng trong khuôn
viên xây dựng các hạng mục như nhà hàng, khách sạn… thì căn cứ quy mô của nhà hàng, khách sạn đó để xác định đối tượng thẩm duyệt.
- Hệ thống điện mặt trời mái nhà
Hệ thống điện mặt trời mái nhà không phải là đối tượng thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Công trình thuộc Phụ lục V Nghị định số …./2024/NĐ-CP ngày
…/4/2024 khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà cũng không phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC do không làm thay đổi dẫn đến các trường hợp theo quy định tại điểm a khoản 3 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 được sửa đổi theo điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định số …./2024/NĐ-CP ngày …/4/2024
- Trạm sạc xe điện
Trạm sạc xe điện không phải là đối tượng thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Công trình thuộc Phụ lục V Nghị định số /2024/NĐ-CP ngày …/4/2024 khi lắp
đặt trạm sạc cũng không phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC do không làm thay đổi dẫn đến các trường hợp theo quy định tại điểm a khoản 3 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 được sửa đổi theo điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định số …./2024/NĐ-CP ngày …/4/2024.
II. Thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về PCCC
Thẩm quyền thẩm duyệt được quy định tại khoản 12 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi theo quy định tại điểm e khoản 5 Điều 1 Nghị định số /2024/NĐ-CP ngày …/4/2024, trong đó cần lưu ý một số nội dung sau:
- Xác định nhóm dự án để xác định thẩm quyền thẩm duyệt
Khi xác định tổng mức đầu tư dựa trên tiêu chí giá trị đầu tư của Luật Đầu tư công để phân nhóm dự án phải căn cứ trên giá trị tổng mức đầu tư thể hiện trong văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án thuộc diện phải thực hiện chấp thuận chủ trương đầu tư, hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong đó tiêu chí phân loại dự án như sau:
1.1.Tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia
-Dự án sử dụng vốn đầu tư công từ 000 tỷ đồng trở lên;
– Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
+ Nhà máy điện hạt nhân;
+ Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm
khoa học từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
- Dự án sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
- Dự án di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác.
- Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
1.2.Tiêu chí phân loại dự án nhóm A
2. Xác định chiều cao công trình, chiều dài phương tiện đường thủy để xác định thẩm quyền thẩm duyệt
2.1 Chiều cao công trình được xác định theo chiều cao an toàn PCCC quy định tại Điều 1.4.9 của QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
2.2 Chiều dài phương tiện giao thông đường thủy quy định tại mục 19 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số …./2024/NĐ-CP ngày …/4/2024 được xác định theo chiều dài tàu (L).
3. Thẩm quyền thẩm duyệt trong một số trường hợp đặc biệt
3.1. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng được phân chia thành các dự án thành phần theo nguyên tắc dự án thành phần có thể vận hành, khai thác độc lập mà trong quyết định chủ trương đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư có nội dung dự kiến phân chia dự án thành phần thì xác định thẩm quyền thẩm duyệt cho từng dự án thành phần.
3.2. Trường hợp thay đổi chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dẫn đến thay đổi nhóm dự án:
– Dự án đã triển khai xây dựng mà tại thời điểm chấp thuận chủ trương đầu tư thuộc nhóm B, C và đã được PC07 Công an các địa phương thẩm duyệt, nghiệm thu theo quy định, sau đó điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án trở thành nhóm A thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số …./2024/NĐ-CP ngày…/4/2024, thì thẩm quyền thẩm duyệt thuộc C07.
– Dự án đã triển khai xây dựng mà tại thời điểm chấp thuận chủ trương đầu tư thuộc nhóm A và đã được C07 thẩm duyệt, nghiệm thu, sau đó điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án trở thành nhóm B, C, thì thẩm quyền thẩm duyệt thuộc PC07.
3.3 Trường hợp dự án thuộc nhóm B, C có công trình cao trên 150 m thì C07 chỉ thực hiện thẩm duyệt đối với công trình đó, các công trình còn lại của dự án thuộc thẩm quyền thẩm duyệt của PC07.
3.4. Dự án đã được C07 thẩm duyệt, nghiệm thu đưa vào sử dụng thì khi cải tạo, điều chỉnh, thay đổi tính chất sử dụng hoặc bổ sung hạng mục nhưng không thuộc diện phải điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì C07 ủy quyền PC07 Công an cấp tỉnh thực hiện việc thẩm duyệt điều chỉnh, bổ sung về PCCC. Trường hợp phải điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì thẩm quyền thẩm duyệt thuộc C07.
IV. Về cấp văn bản thẩm duyệt thiết kế về PCCC
- Thẩm duyệt thiết kế điều chỉnh (đối với công trình đã được thẩm duyệt thiết kế nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC)
- Trường hợp nội dung thiết kế chỉ điều chỉnh một phần hạng mục, hệ thống PCCC trong công trình thì chỉ xem xét thẩm duyệt đối với nội dung điều chỉnh và cấp công văn thẩm duyệt kèm theo danh mục các bản vẽ, tài liệu và được coi là một thành phần bổ sung của giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC đã cấp trước đó (mẫu PC09 theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020), không thu phí thẩm duyệt. Lưu ý, trong hồ sơ thiết kế cần yêu cầu chủ đầu tư thể hiện phạm vi, nội dung điều chỉnh.
- Trường hợp nội dung thiết kế điều chỉnh làm thay đổi toàn bộ phương án thiết kế đã được duyệt (quy mô, công năng, tính chất sử dụng và các giải pháp PCCC…) mà nội dung thiết kế mới bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 thì thực hiện thẩm duyệt lại để cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC thay thế Giấy chứng nhận thẩm duyệt đã cấp trước đó, đồng thời thực hiện thu phí thẩm duyệt theo quy định tại Thông tư 258/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 và các quy định có liên quan trên tổng mức đầu tư mới.
- Đối với trường hợp bổ sung xây dựng thêm hạng mục xây mới thì xem xét cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt, thực hiện thu phí thẩm duyệt theo quy định tại Thông tư 258/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 và các quy định có liên quan trên tổng mức đầu tư xây dựng hạng mục mới.
- Thẩm duyệt thiết kế cải tạo, mở rộng (đối với công trình đã được nghiệm thu)
- Trường hợp cải tạo, mở rộng đã bảo đảm các yêu cầu về PCCC, cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH cấp văn bản thẩm duyệt thiết kế về PCCC (Mẫu PC09), thực hiện thu phí thẩm duyệt căn cứ trên dự toán xây dựng của phần cải tạo, mở rộng.
- Trường hợp bổ sung hạng mục mới thì cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC và thực hiện thu phí thẩm duyệt căn cứ trên dự toán của hạng mục bổ sung.
- Thẩm duyệt đối với các công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về PCCC theo quy định, Cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH cần thành lập đoàn để tổ chức kiểm tra, đánh giá thực trạng các điều kiện an toàn PCCC của công trình theo quy định tại Điều 5 và Điều 11 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020, trong đó tập trung vào các yêu cầu: Khoảng cách an toàn PCCC; Giao thông cho xe chữa cháy; Bậc chịu lửa; Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan, chống tụ khói; Giải pháp thoát nạn; Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn; Hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy; Trang bị phương tiện PCCC ban đầu và các hệ thống kỹ thuật khác có liên
- Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế của công trình đảm bảo các yêu cầu theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC thì hướng dẫn chủ đầu tư lập hồ sơ thiết kế cải tạo, bổ sung về PCCC;
- Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế của công trình chưa đảm bảo các yêu cầu theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC thì hướng dẫn chủ đầu tư điều chỉnh đảm bảo các yêu cầu tại Điều 11 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 và lập hồ sơ thiết kế cải tạo, bổ sung về PCCC.
Sau khi chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ thiết kế cải tạo công trình thì trình hồ sơ đến cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH để được thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về PCCC theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020.
- Thẩm duyệt về PCCC đối với các công trình nằm trong dự án
Đối với dự án đầu tư xây dựng có nhiều công trình, hạng mục công trình, chủ đầu tư có thể đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC 01 lần đối với tất cả các công trình thuộc dự án hoặc đề nghị thành nhiều lần riêng đối với từng công trình, hạng mục công trình có thể khai thác, vận hành độc lập, bảo đảm an toàn PCCC. Ví dụ: Dự án nhà ở được phê duyệt bao gồm khu nhà ở cao tầng, khu thương mại dịch vụ, nhà trẻ, trường mầm non nằm ở các khu đất độc lập với nhau. Chủ đầu tư có thể đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC 01 lần đối với toàn bộ dự án, hoặc đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC riêng đối với khu nhà ở cao tầng, khu thương mại dịch vụ, hoặc nhà trẻ, trường mầm non. Cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH góp ý đối với hồ sơ thiết kế cơ sở, thẩm duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với từng công trình, hạng mục công trình theo đề nghị của chủ đầu tư.
V. Các thành phần văn bản pháp lý liên quan trong hồ sơ đề nghị thẩm duyệt
Khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm duyệt, cần kiểm tra thành phần pháp lý của dự án được quy định tại Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 1 Nghị định số /2024/NĐ-
CP ngày …/4/2024 như: Văn bản về chủ trương đầu tư xây dựng công trình theo quy định pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Mục đích để kiểm tra quy mô, tính chất hoạt động của công trình để xác định đối tượng thẩm duyệt theo quy định của Phụ lục V Nghị định số /2024/NĐ-CP
ngày …/4/2024, đối chiếu dự toán tổng mức đầu tư do chủ đầu tư lập với tổng mức đầu tư trong văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư để xác định rõ nhóm dự án, thẩm quyền thẩm duyệt dự án, công trình.
-
Dự án thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư
Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư (khoản 1 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020)
Theo quy định tại Điều 30, Điều 31, Điều 32 Luật Đầu tư năm 2020, các dự án thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư gồm:
- Dự án phải xin chủ trương đầu tư của Quốc hội
Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
- Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường gồm:
- Nhà máy điện hạt nhân;
- Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.
- Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
- Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
- Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
- Dự án phải xin chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Trừ các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
- Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn thuộc trường hợp sau đây:
- Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
- Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hoá của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;
- Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không;
- Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I;
- Dự án đầu tư chế biến dầu khí;
- Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô (casino), trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong trường hợp:
+ Dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 50 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 50 ha nhưng quy mô dân số từ 15.000 người trở lên tại khu vực đô thị;
+ Dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 100 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 100 ha nhưng quy mô dân số từ 10.000 người trở lên tại khu vực không phải là đô thị;
+ Dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi bảo vệ của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt.
- Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí;
- Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên;
- Dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
- Dự án phải xin chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Trừ các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư với các dự án đầu tư sau:
- Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu/nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp:
- Trừ các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư với các dự án đầu tư sau:
+ Dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 50 ha và có quy mô dân số dưới
15.000 người tại khu vực đô thị;
+ Dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 100 ha và có quy mô dân số dưới 10.000 người tại khu vực không phải là đô thị;
+ Dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt.
- Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf);
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
- Đối với dự án đầu tư nêu tại mục 3.1 (trừ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf) thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế chấp thuận chủ trương đầu tư.
-
Dự án thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án quy định tại Điều 37 Luật Đầu tư năm 2020, gồm:
- Dự án đầu tư của những nhà đầu tư nước ngoài.
- Dự án đầu tư của các tổ chức kinh tế được quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư, cụ thể:
+ Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác;
+ Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác;
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC (là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế) nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp: (1) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; (2) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; (3) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
3. Thành phần hồ sơ đối với trường hợp cải tạo:
Trường hợp công trình hiện hữu đã được cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH có thẩm quyền cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu theo quy định mà có điều chỉnh, cải tạo nhưng không thay đổi về quy mô, công năng chính của công trình thì không yêu cầu các văn bản chấp thuận về đầu tư và quyền sử dụng đất của công trình hiện hữu.
source https://pccc.vn/thiet-ke-va-nghiem-thu-ve-pccc/
Nhận xét
Đăng nhận xét