TCVN 4530 : 1998 CỬA HÀNG XĂNG DẦU – YÊU CẦU THIẾT KẾ

1. Phạm vi áp dụng TCVN 4530

 

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu cơ bản khi thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo cửa hàng xăng dầu.

Tiêu chuẩn này áp dụng khi thiết kế các trạm cấp phát xăng dầu nội bộ của cơ quan, xí nghiệp …

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các cửa hàng xăng dầu đặt nổi trên mặt nước.

 

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 2622 : 1995 Phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.

TCVN 4090 – 85 Đường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu – Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 4756 – 89 Quy phạm nối đất và nối không thiết bị điện.

TCVN 5334 – 1991 Thiết bị điện kho dầu và sản phẩm dầu – Quy phạm kỹ thuật an toàn trong thiết kế và lắp đặt.

TCVN 5945 : 1995 Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải.

TCVN 6223 : 1996 Cửa hàng khí đốt hoá lỏng – Yêu cầu về an toàn.

 

3. Thuật ngữ

Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:

3.1. Cửa hàng xăng dầu: là công trình xây dựng phục vụ việc bán xăng, điêzien, dầu hoả, khí đốt hoá lỏng, và các loại dầu, mỡ nhờn, với tổng dung tích chứa xăng dầu không lớn hơn 150m3. Ngoài ra có thể có dịch vụ rửa xe, thay dầu.

3.2.Khu bán hàng: là nơi bố trí gian bán hàng, phòng nghỉ trực ban, phòng vệ sinh, gian chứa dầu, mỡ nhờn.

3.3. Dảo bơm: là khu vực được xây cao hơn mặt bằng cửa hàng để lắp đặt cột bơm.

3.4. Các hạng mục xây dựng khác: bao gồm gian rửa xe, tra dầu mỡ, để máy phát điện, hố cát, bể nước, bể xử lý nước thải v.v…

3.5.Hệ thống thu hồi hơi xăng dầu: là các thiết bị nhằm hạn chế hơi xăng dầu thoát ra không khí khi nạp và xuất xăng dầu.

3.6. Họng nạp kín: là thiết bị được đặt cố định để dẫn xăng dầu từ ô tô vào bể chứa đảm bảo hơi xăng không thoát ra ngoài không khí.

3.7. Van thở: là thiết bị tự động trao đổi khí trong và ngoài bể.

3.8. Thiết bị ngăn lửa: là thiết bị ngăn chặn lửa cháy lan từ bên ngoài vào xăng dầu trong bể.

3.9. Nước thải của cửa hàng xăng dầu bao gồm:

– Nước thải nhiễm xăng dầu: nước rửa bể, rửa xe, sửa các trang thiết bị và nước từ các khu vực nền bãi có vương vãi dầu.

– Nước thải không nhiễm xăng dầu: nước mưa, nước sinh hoạt.

3.10. Công trình công cộng bao gồm: các trường học, bệnh viện, triển lãm quốc gia và các trung tâm thương mại.

 

  1. Quy định chung

4.1. Khi thiết kế cửa hàng xăng dầu ngoài việc áp dụng quy định của tiêu chuẩn này, còn phải tuân theo các quy định hiện hành liên quan của Nhà nước.

4.2. Thiết kế cửa hàng xăng dầu phải được cơ quan có thẩm quyền thoả thuận về quy hoạch an toàn phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường.

4.3. Căn cứ vào tổng dung tích chứa xăng dầu, cửa hàng được phân cấp theo quy định trong bảng 1.

Bảng 1: Phân cấp cửa hàng xăng dầu

Cấp cửa hàng   Tổng dung tích (m3)

1          > 61 – 150

2          16 -61

3          < 16

4.4. Phân loại các hạng mục công trình trong khu vực cửa hàng theo nguy hiểm cháy nổ được quy định trong bảng 2.

Bảng 2: Phân loại khu vực trong cửa hàng theo loại nguy hiểm cháy nổ

Tên hạng mục công trình          Loại nguy hiểm cháy nổ

(Theo TCVN 5334 – 1991)

  1. Khu vực bể chứa xăng dầu, họng nạp, van thở và cột bơm N – 1c
  2. Khi cột bơm đặt trong nhà, buồng đặt cột bơm có thông gió cưỡng bức N – 1a
  3. Khi cột bơm đặt trong nhà, buồng đặt cột bơm không có thông gió cưỡng bức N – 1
  4. Nơi chứa và bán dầu mỡ nhờn:

– Trong nhà

– Ngoài nhà       C – 1

C – 2

Chú thích:

  1. N: là ký hiệu nguy hiểm nổ.
  2. C: là ký hiệu nguy hiểm cháy.

 

  1. Vị trí và mặt bằng xây dựng cửa hàng xăng dầu

5.1. Vị trí xây dựng cửa hàng xăng dầu phải thuận tiện cho việc bố trí xe ra, vào phù hợp với yêu cầu quy hoạch thành phố thị xã, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường và an toàn phòng cháy chữa cháy.

5.2. Trường hợp vị trí cửa hàng xăng dầu gần giao lộ phải bố trí đường ra, vào khu vực cửa hàng không làm ảnh hưởng đến giao thông chung.

5.3. Khoảng cách an toàn từ cột bơm và cụm bể chứa của cửa hàng tới các công trình xây dựng ngoài khu vực cửa hàng không nhỏ hơn quy định trong bảng 3.

Bảng 3: Khoảng cách an toàn từ cột bơm và cụm bể tới ranh giới của công trình ngoài khu vực cửa hàng

Tính bằng mét

TCVN 4530 : 1998 CỬA HÀNG XĂNG DẦU - YÊU CẦU THIẾT KẾ

TCVN 4530 : 1998 CỬA HÀNG XĂNG DẦU – YÊU CẦU THIẾT KẾ

Chú thích:

  1. 1. Bậc chịu lửa và công trình theo TCVN 2622 : 1995;
  2. 2. Khoảng cách: đối với bể tính từ mép bể, đối với cột bơm tính từ tâm cột bơm;
  3. 3. Khoảng cách an toàn trong bảng 3 có thể giảm 30% khi cửa hàng có lắp đặt hệ thống thu hồi hơi xăng dầu.

5.4. Đối với các hạng mục công trình dân dụng và các công trình xây dựng khác ngoài cửa hàng (không kể nơi sản xuất có phát lửa hoặc tia lửa và công trình xây dựng) có bậc chịu lửa I, II, nếu có mặt tường về phía cửa hàng xăng dầu – tường ngăn cháy thì khoảng cách an toàn từ các hạng mục đó đến tường rào cửa hàng xăng dầu không quy định

5.5. Các hạng mục xây dựng trong cửa hàng xăng dầu phải đảm bảo khoảng cách không nhỏ hơn quy định trong bảng 4.

Bảng 4: Khoảng cách giữa các hạng mục xây dựng trong cửa hàng

Tính bằng mét

2 - pccc.vn

1) Trường hợp các hạng mục xây dựng khác bố trí hợp khối thì giữa chúng phải có tường chắn kín không cháy;

2) Khoảng cách an toàn giữa bể chứa hình trụ đặt nằm ngang chôn ngầm với khu bán hàng phía tường không có cửa sổ, cửa , không quy định;

3) Khoảng cách an toàn giữa cột bơm với tường nhà không quy định nhưng phải đảm bảo thuận tiện cho lắp đặt, thao tác và sửa chữa.

5.6. Đường và bãi đỗ xe của cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với các yêu cầu sau:

– Chiều rộng một làn xe đi trong bãi đỗ xe không nhỏ hơn 3,5m. Đường hai làn xe không nhỏ hơn 6,5m.

– Bãi đỗ xe để xuất nhập xăng dầu không được phủ bằng vật liệu có nhựa đường.

5.7. Nếu cột bơm xăng dầu đặt trong nhà, phải đặt trong gian riêng biệt, có biện pháp thông gió và có cánh cửa mở quay ra ngoài.

5.8. Cửa hàng xăng dầu tiếp giáp với công trình xây dựng khác, phải có tường bao bằng vật liệu xây dựng không cháy. Chiều cao của tường bao không nhỏ hơn 2,2m.

 

  1. Khu vực bán hàng và các hạng mục khác trong khu vực cửa hàng

6.1. Kiến trúc của cửa hàng xăng dầu phải phù hợp yêu cầu kiến trúc đô thị.

6.2. Độ cao mặt nền khu vực bán hàng phải cao hơn mặt bãi đỗ xe ít nhất 0,2m.

6.3. Khu vực đảo bơm nên có mái che. Độ cao hữu ích của mái che không nhỏ hơn 3,6m.

6.4. Thiết kế đảo bơm phải phù hợp với các yêu cầu sau:

Cao độ của đảo bơm phải cao hơn mặt bằng bãi đỗ xe ít nhất là 0,2m.

Chiều rộng của đảo bơm không được nhỏ hơn 1,0m.

Đầu đảo bơm phải cách mép cột đỡ mái hoặc cột bơm ít nhất 0,5m.

6.5. Kết cấu và vật liệu cho khu bán hàng, mái che cột bơm và các hạng mục xây dựng khác phải có bậc chịu lửa I, II.

6.6. Nếu có gian bán khí đốt hoá lỏng trong khu vực cửa hàng, yêu cầu an toàn phải theo TCVN 6223-1996.

 

  1. Bể chứa xăng dầu

7.1. Bể chứa các loại xăng dầu cửa hàng phải chế tạo bằng kim loại và nên có dạng hình trụ nằm ngang.

7.2. Bể chứa xăng dầu của cửa hàng phải được bố trí theo quy định sau đây:

– Không được đặt các bể chứa trong hoặc dưới các gian của cửa hàng.

– Khi bể chứa đặt ngầm, phải tính đến khả năng bị đẩy nổi và có biện pháp chống nổi.

– Bể chứa đặt ngầm dưới mặt đường xe chạy phải được áp dụng các biện pháp bảo vệ kết cấu bể.

7.3. Xung quanh bể chứa đặt ngầm dưới đất phải phủ đất hoặc cát mịn. Độ dày lớp phủ không nhỏ hơn 0,3m.

7.4. Bề mặt phía ngoài của bể chứa đặt ngầm phải có lớp bọc chống gỉ có cấp độ không thấp hơn mức tăng trưởng, theo TCVN 4090 – 85.

7.5. Bể đặt ngầm dưới đất phải có bố van thao tác.

7.6. Bể chứa đặt nổi trên mặt đất phải có đê ngăn cháy. Đê ngăn cháy phải phù hợp các yêu cầu sau:

– Đê ngăn cháy phải được xây dựng bằng vật liệu không cháy;

– Độ cao của đê ngăn cháy không được nhỏ hơn 0,5m;

– Khoảng cách từ mép bể chứa kiểu trụ nằm ngang đến chân đế phía trong không được nhỏ hơn 0,5 lần đường kính bể, nhưng không nhỏ hơn 1,2m;

– Dung tích hữu ích của đê ngăn cháy không được nhỏ hơn dung tích của bể chứa lớn nhất. Mức xăng tràn ra trong đê phải thấp hơn mặt đê 0,1m;

– Đường ống công nghệ qua đê phải được đặt trong ống lồng và chèn bằng vật liệu không cháy.

 

  1. Đường ống công nghệ

8.1. Đường ống dẫn các sản phẩm dầu trong cửa hàng xăng dầu phải sử dụng ống bằng vật liệu chịu xăng, dầu và không cháy, nên sử dụng ống thép đen hoặc ống thép tráng kẽm. Đường kính trong ống ít nhất phải bằng 32mm.

8.2. Liên kết giữa các ống dẫn nổi trên mặt đất bằng phương pháp hàn, ren hoặc mặt bích. Liên kết giữa các ống ngầm chỉ thực hiện bằng phương pháp hàn. Các ống liên kết nên có cùng đường kính và chiều dày. Trường hợp các ống có chiều dày khác nhau thì chênh lệch chiều dày không nên vượt quá 20% chiều dày của ống mỏng hơn.

8.3. Đường ống công nghệ trong cửa hàng nên đặt ngầm trực tiếp trong đất hoặc đặt trong rãnh, xung quanh ống phải chèn chặt bằng cát. Chiều dày lớp chèn ít nhất bằng 15cm.

8.4. Các ống đi song song với nhau phải đặt cách nhau ít nhất bằng một lần đường kính ống. Đối với ống có liên kết bằng mặt bích đặt song song, khoảng cách giữa các ống ít nhất bằng đường kính mặt bích cộng thêm 3cm.

8.5. Mặt ngoài của ống phải được chống ăn mòn như sau:

– Đối với ống đặt nổi phải sơn hai lớp bằng sơn chống gỉ và hai lớp sơn màu;

– Đối với ống đặt trực tiếp trong đất, bề mặt ngoài của ống phải được bọc chống gỉ. Cấp chống gỉ không dưới cấp tăng cường (theo TCVN 4090 – 85)

8.6. Đường ống dầu tới cột bơm, ống thoát khí và ống nhập của bể phải dốc về phía bể chứa, độ dốc không nhỏ hơn 1%.

8.7. Đường ống trong các khu vực ô tô qua lại, phải đặt trong ống lồng đặt ngầm hoặc trong rãnh chèn có nắp. Hai đầu ống lồng phải được xảm kín. Độ sâu chôn ống phải đảm bảo không ảnh hưởng tới độ bền của toàn bộ hệ thống đường ống.

8.8. Khi một bể chứa cung cấp xăng dầu cho nhiều cột bơm thì mỗi cột bơm phải có đường ống hút riêng biệt, ống hút trong bể chứa đặt ngầm phải có van hút. Van hút đặt cách đáy bể ít nhất là 15cm.

8.9. Nạp xăng dầu vào bể chứa phải sử dụng phương pháp nạp kín. Đường ống nạp xăng dầu vào bể phải kéo dài xuống đáy bể và cách đáy bể 20cm.

8.10. Ống thông khí và ống nối van thở của bể chứa phải lắp đặt phù hợp với các quy định sau:

– Ống thông khí và ống nối van thở của mỗi bể chứa các loại sản phẩm xăng dầu phải bố trí độc lập;

– Đường kính trong của ống thông khí và ống nối van thở không được nhỏ hơn 50mm;

– Miệng thải của ống thông khí và ống nối van thở bắt buộc phải lắp thiết bị ngăn lửa. Miệng ống lắp hướng lên phía trên hoặc ngang và cách mặt đất ít nhất là 2,5m;

– Đối với các bể chứa xăng , dầu hoả phải lắp van thở và thiết bị ngăn lửa. Các bể chứa các loại sản phẩm khác có thể chỉ lắp thiết bị ngăn lửa;

– Nếu ống thông khí và ống nối van thở lắp dọc theo tường, cột của các hạng mục xây dựng thì miệng xả của ống thông khí và van thở phải cao hơn nóc hoặc mái nhà ít nhất 1m và các loại cửa không ít hơn 3,5m;

– Khoảng cách giữa miệng xả khí và van thở với tường bao về phía cửa hàng không nhỏ hơn 3m.

8.11. Các thiết bị do mức lấy mẫu, van chặn, các đầu nối ống thông khí, ống thu hồi hơi … nên đặt trong hố thao tác của bể và có nắp đậy kín bằng vật liệu không cháy.

 

  1. Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường

9.1. Cửa hàng xăng dầu sử dụng hệ thống cấp nước công cộng để làm nguồn cung cấp nước. Khi không có hệ thống nước công cộng thì sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nước mặt, nhưng phải đảm bảo đủ nước để chữa cháy.

9.2. Có thể sử dụng kết hợp đường ống cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất và phòng cháy chữa cháy cho cửa hàng.

9.3. Nước thải nhiễm xăng dầu phải được tập trung qua bể xử lý để đạt yêu cầu của TCVN 5945 – 1995 trước khi thải ra ngoài. Trường hợp nước thải của cửa hàng xả vào mạng thoát nước chung của thành phố hoặc khu dân cư thì cần làm sạch phù hợp với yêu cầu của nơi tiếp nhận. Khi nối vào hệ thống chung phải có hố bịt. Chiều dài từ hố bịt đến công trình làm sạch sơ bộ ít nhất là 5m, nhưng khoảng cách tâm hố bịt tới móng công trình xử lý sơ bộ ít nhất là 2m.

9.4. Chỉ được phép nối hệ thống thoát nước sinh hoạt và nước mưa vào sau công trình làm sạch sơ bộ xăng dầu.

9.5. Ở đầu ống thoát nước từ khu bể chứa nổi ra ngoài phải bố trí van một chiều ở hố thu nước sát chân đế phía trong khu bể. Bộ phận điều khiển van một chiều phải bố trí phía ngoài hoặc trên đê ngăn cháy.

9.6. Hệ thống rãnh thoát nước trong khu bể nổi được phép làm theo kiểu hờ. Vật liệu của hệ thống thoát nước là vật liệu không cháy.

 

  1. Hệ thống điện

10.1. Nguồn điện cung cấp cho các phụ tải cửa hàng xăng dầu là nguồn điện quốc gia. Các yêu cầu về lắp đặt trang thiết bị điện cho cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với TCVN 4756 – 89.

10.2. Khi không có lưới điện quốc gia được phép sử dụng máy phát điện cỡ nhỏ, ống khói của máy nổ phải có bộ dập tàn lửa và bọc cách nhiệt.

10.3. Tại các vị trí có nguy hiểm cháy nổ N-1, N-1a, N-1c và C-1 nhất thiết phải lắp thiết bị phòng nổ.

10.4. Cáp lắp đặt trong cửa hàng xăng dầu phải theo các yêu cầu sau:

– Dây dẫn và cáp điện sử dụng loại ruột đồng, cách điện bàng nhựa tổng hợp;

– Cáp đặt ngầm trực tiếp trong lòng đất phải dùng loại cáp ruột đồng, cách điện bằng nhựa tổng hợp chịu xăng dầu và có vỏ thép bảo vệ;

– Trường hợp cáp không có thép bảo vệ khi đặt ngầm dưới đất phải luồn trong ống thép hoặc đặt trong hào riêng được phủ cát kín và có nắp đậy. Cấm đặt cáp điện chung trong hào đặt ống dẫn xăng dầu;

– Tất cả các đường cáp đặt ngầm khi: vượt qua đường ô tô, các hạng mục xây dựng và giao nhau với đường ống dẫn xăng dầu, thì cáp phải được luồn trong trong ống thép bảo vệ, đầu ống luồn cáp phải nhô ra ngoài mép của công trình, chiều dài đoạn nhô ra về mỗi phía là 0,5m;

– Trong một ống thép để luồn cáp không được luồn cáp điện động lực và chiếu sáng chung với các loại cáp điều khiển, cáp thông tin, cáp tín hiệu;

– Dây dẫn và cáp điện đi trong các cửa hàng xăng dầu nhất thiết phải luồn trong ống thép,các ống này được nối với nhau bằng ren. Khi nối hoặc chia nhánh dây dẫn, dây cáp phải dòng hộp nối dây và hộp chia dây phòng nổ.

10.5. Các thiết bị tự động hoá như đo lường từ xa, báo cháy tự động V.v… phải là loại chuyên dùng đảm bảo an toàn cháy nổ.

10.6. Các đường dây cáp sử dụng trong tự động hoá, thông tin tín hiệu phải tuân thủ theo điều 10.4.

10.7. Khu bể chứa đặt nổi cần phải thiết kế bảo vệ chống sét đánh thẳng, khi các van thở đặt cao mà không nằm trong vùng bảo vệ chống sét của các công trình cao xung quanh thì phải chống sét đánh thẳng cho van thở bằng các cột thu sét được nối đẳng thế. Đầu khu thu sét phải cách van thở ít nhất là 5m.

Các hạng mục xây dựng khác của cửa hàng đều phải có hệ thống chống sét đánh thẳng.

10.8. Hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng có điện trở nối đất không vượt quá 10W

10.9. Để chống sét cảm ứng và chống tĩnh điện, yêu cầu các bể chứa bằng thép phải hàn nối ít nhất mỗi bể hai dây kim loại với hệ thống nối đất chống sét cảm ứng và chống tĩnh điện. Điện trở nối đất của hệ thống này không vượt quá 10W.

10.10. Tại các vị trí nạp xăng dầu phải nối hệ nối đất chống tĩnh điện với các phương tiện nạp xăng dầu.

10.11. Hệ thống nối đất an toàn phải có điện trở nối đất không vượt quá 10W. Tất cả phần kim loại không mang điện của các thiết bị điện và cột bơm đều phải nối với bộ nối đất an toàn.

Hệ nối này cần phải cách hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng là 5m (khoảng cách trong đất).

Khi nối chung hệ thống nối đất an toàn với hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng yêu cầu điện trở nối đất không vượt quá 1W.

10.12. Thiết kế chống sét và nối đất cho cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với quy định hiện hành về thiết kế thi công bảo vệ chống sét cho kho xăng dầu.

 

  1. Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy

11.1. Tại các cửa hàng xăng dầu phải có nội quy phòng cháy chữa cháy, hiệu lệnh biển cấm lửa.

11.2. Các cửa hàng xăng dầu phải được trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu để dập tắt các đám cháy khi mới phát sinh và tham gia chữa cháy khi đám cháy phát triển.

11.3. Căn cứ vào tính chất nguy hiểm cháy của các chất, vật liệu trong từng hạng mục của cửa hàng xăng dầu để bố trí phương tiện chữa cháy phù hợp.

11.4. Phải trang trí và bố trí phương tiện chữa cháy ban đầu tại các hạng mục xây dựng sau đây của cửa hàng:

  • Khu vực bể chứa đặt nổi và đặt ngầm;
  • Đảo bơm xăng dầu;
  • Nơi nạp xăng dầu vào bể;
  • Gian bán dầu nhờn và các sản phẩm khác;
  • Bãi để dầu phuy;
  • Gian rửa xe;
  • Gian tra dầu mỡ;
  • Khu giao dịch bán hàng, trực bảo vệ;
  • Máy phát điện, trạm biến áp.

11.5. Số lượng phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu được quy định trong bảng 5.

Bảng 5: Số lượng phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu

TCVN 4530 : 1998 CỬA HÀNG XĂNG DẦU - YÊU CẦU THIẾT KẾ 1

TCVN 4530 : 1998 CỬA HÀNG XĂNG DẦU – YÊU CẦU THIẾT KẾ 1

Chú thích :

Đối với cửa hàng xăng dầu mà cụm bể chứa đặt ngầm, trên mặt khu bể có láng xi măng thì không cần phải bố trí phương tiện theo mục 1 và 2 trong bảng.

Tuỳ điều kiện cụ thể cửa hàng mà có thể thay thế bình bột chữa cháy ABC bằng bình bột hoặc khí CO2 có tính năng tương đương.

11.6. Tại gian hàng bán khí đốt hoá lỏng của cửa hàng xăng dầu phải trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy theo quy định tại điều 6.3 của TCVN 6223 : 1996.

11.7. Bố trí phương tiện, dụng cụ chữa cháy phải bảo đảm:

  • Dễ thấy;
  • Dễ lấy để sử dụng;
  • Không cản trở lối thoát nạn, lối đi và các hoạt động khác;
  • Tránh mưa, nắng và sự phá huỷ của môi trường.

11.8. Chỉ được phép bố trí các phương tiện, dụng cụ chữa cháy đảm bảo chất lượng.

11.9. Các bình chữa cháy được treo trên tường, cột hoặc đặt trên nền, sàn nhà … Trường hợp các bình chữa cháy được treo trên tường, cột thì khoảng cách tù mặt nền, sàn đến tay cầm bình không lớn hơn 1,25m.

Trường hợp đặt trên nền , sàn nhà các bình chữa cháy phải được để nơi khô ráo và có giá đỡ, chiều cao của giá đỡ không lớn hơn 2/3 chiều cao của bình. Trường hợp để bình chữa cháy gần cửa ra vào thì bình phải được treo hoặc được đặt cách mép cửa 1m.

11.10. Trong phạm vi cửa hàng được phép bố trí phương tiện, dụng cụ chữa cháy rải rác theo từng vị trí hoặc có thể bố trí theo từng cụm tuỳ thuộc mức độ nguy hiểm cháy, nổ và diện tích mặt bằng cần bảo vệ. Nếu bố trí theo từng cụm thì phải bố trí ít nhất 2 cụm.

  1. 11. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cháy và giá trị tài sản các cửa hàng xăng dầu có thể lắp hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, bán tự động hoặc điều khiển bằng tay.

Tài liệu này nằm trong bộ Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Việt Nam về PCCC



source https://pccc.vn/tcvn-4530-1998-yeu-cau-thiet-ke-cua-hang-xang-dau/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PCCC Việt Nam - nhà cung cấp thiết bị PCCC uy tín hàng đầu

Nghị định 136/2020/NĐ-CP – Cập nhật tháng 1 năm 2024

Hệ thống báo cháy bằng camera AI - đầu báo cháy video