Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực PCCC – Nghị định số 144/2021/NĐ-CP

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI; PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI; PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY; CỨU NẠN, CỨU HỘ; PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

  1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
  2. Các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác trực tiếp liên quan đến lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình trong phạm vi lãnh thổ, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam.
  2. Công dân, tổ chức Việt Nam thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này.
  3. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình và cá nhân, tổ chức có liên quan.

Điều 3. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

  1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);

d) Trục xuất.

2. Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép;

b) Buộc nộp lại giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo; giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu; giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; giấy chứng nhận thẩm duyệt, văn bản thẩm duyệt, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; chứng chỉ hành nghề, giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy; giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung (sau đây gọi chung là giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động);

c) Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;

d) Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu;

đ) Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định;

e) Buộc thu hồi, nộp lại tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh dùng để vi phạm hành chính;

g) Buộc thu hồi, nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;

h) Buộc gỡ bỏ tài liệu bí mật nhà nước;

i) Buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định hoặc buộc giảm số lượng, khối lượng, chủng loại hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định hoặc buộc di chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đến kho, địa điểm theo quy định;

k) Buộc thực hiện biện pháp thông gió theo quy định;

l) Buộc lắp đặt, duy trì hoạt động của thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện theo quy định;

m) Buộc lắp đặt và trang bị các thiết bị phát hiện, xử lý rò rỉ chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

n) Buộc lắp đặt hệ thống điện phục vụ yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

o) Buộc lắp đặt hệ thống chống sét bảo đảm quy định hoặc buộc khắc phục những sai sót, hư hỏng của hệ thống chống sét;

p) Buộc thực hiện các giải pháp ngăn cháy lan bảo đảm quy định của pháp luật;

q) Buộc cập nhật cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định;

r) Buộc duy trì chế độ hoạt động thường xuyên của thiết bị truyền tin báo sự cố;

s) Buộc thu hồi phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy hoặc buộc thu hồi biên bản kiểm định;

t) Buộc xin lỗi công khai;

u) Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng;

v) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

3. Thủ tục thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung:

a) Người có thẩm quyền ra quyết định, cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

b) Người có thẩm quyền ra quyết định thi hành biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a khoản này phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động đó.

Điều 4. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

  1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
  2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
  3. Tổ chức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này bao gồm:

a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp;

b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

c) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;

d) Đơn vị sự nghiệp;

đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

e) Tổ hợp tác.

4. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân.

Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

  1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
  2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;

b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;

c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 6. Thủ tục xử phạt đối với những hành vi đồng thời được quy định trong Bộ luật Hình sự

Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3, các điểm b và c khoản 4, các điểm a và d khoản 5 Điều 7; các điểm b và c khoản 4 Điều 9; điểm a khoản 3, các điểm a và b khoản 4 Điều 10; điểm c khoản 2, khoản 5 Điều 11; điểm c khoản 3, các điểm b, đ và e khoản 5 Điều 12; điểm e khoản 3, các điểm a và b khoản 4 Điều 13; các điểm a, b, c và đ khoản 1, các điểm c, d và e khoản 2 Điều 15; điểm a khoản 3 Điều 16; điểm a khoản 4, điểm c khoản 6 và điểm a khoản 7 Điều 18; điểm đ khoản 2, khoản 4 Điều 19; khoản 3 Điều 21; khoản 2, khoản 3, các điểm b, c, d, đ và e khoản 5 Điều 23; điểm c khoản 4 Điều 26; khoản 2, các điểm b và d khoản 4, các điểm a và d khoản 5 Điều 28; khoản 4 Điều 32; điểm c khoản 5 Điều 34; điểm a khoản 2 Điều 50; điểm a khoản 4 Điều 51; khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 53 Nghị định này, thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự; quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều tra bị can; quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với bị can; quyết định đình chỉ vụ án; quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và trả lại hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến, thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62 và Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.

 

Chương II HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Mục 1. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI

Mục 2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

Mục 3. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY; CỨU NẠN, CỨU HỘ

Điều 29. Vi phạm quy định trong việc ban hành, phổ biến và thực hiện nội quy, biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Chấp hành không đầy đủ nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;

b) Niêm yết nội quy, biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ở nơi bị che khuất tầm nhìn hoặc để bị mất tác dụng;

c) Niêm yết biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy không đúng quy cách, mẫu quy định.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không niêm yết biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy; biển cấm, biển cảnh báo tại khu vực, nơi nguy hiểm theo quy định của pháp luật;

b) Không chấp hành nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;

c) Không phổ biến nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho những người trong phạm vi quản lý;

d) Ban hành nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không đầy đủ nội dung quy định hoặc không phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của cơ sở.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có hoặc có nội quy phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhưng trái với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

Điều 30. Vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

  1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.
  2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan có thẩm quyền;

b) Không thực hiện văn bản yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan có thẩm quyền;

c) Không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

d) Không bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm làm việc với người có thẩm quyền kiểm tra khi đã nhận được thông báo về việc kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

đ) Không tự kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;

e) Không gửi báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định tạm đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

trang bị bình chữa cháy xách tay để chủ động phòng cháy và chữa cháy-min

trang bị bình chữa cháy xách tay để chủ động phòng cháy và chữa cháy

Điều 31. Vi phạm quy định về hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

  1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không đủ tài liệu trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;

b) Không cập nhật, bổ sung hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Điều 32. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, bảo quản và sử dụng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có sổ sách, hồ sơ theo dõi, quản lý chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi bảo quản, bố trí, sắp xếp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không đúng nơi quy định hoặc vượt quá số lượng, khối lượng hoặc sắp xếp không bảo đảm khoảng cách, không theo từng nhóm chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật.
  3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị, phương tiện chứa, đựng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không có Giấy chứng nhận kết quả kiểm định hoặc không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
  4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
  5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi mang chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
  6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
  7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này;

b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:   Buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp, giảm số lượng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 33. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sản xuất, kinh doanh chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không có hoặc không duy trì biện pháp thông gió theo quy định của pháp luật;

b) Không lắp đặt thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện hoặc thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện không bảo đảm yêu cầu theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không lắp đặt các thiết bị phát hiện, xử lý rò rỉ của các chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ra môi trường xung quanh;

b) Không có phương án xử lý sự cố bục, vỡ bể chứa, thiết bị, đường ống chứa, đựng, dẫn chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép;

b) San, chiết, nạp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không đúng nơi quy định hoặc san, chiết, nạp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ sang các thiết bị chứa không đúng chủng loại, không phù hợp với chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc danh mục cấm kinh doanh.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp thông gió theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc lắp đặt, duy trì hoạt động của thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Buộc lắp đặt và trang bị các thiết bị phát hiện, xử lý rò rỉ chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Điều 34. Vi phạm quy định trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không bóc, gỡ biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ gắn trên phương tiện vận chuyển khi hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đã được di chuyển khỏi phương tiện vận chuyển.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sắp xếp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên phương tiện vận chuyển không đúng theo quy định của pháp luật;

b) Không mang theo giấy phép vận chuyển khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy khi sử dụng phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trong thời gian vận chuyển;

b) Vận chuyển hàng hóa khác cùng với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên cùng một phương tiện vận chuyển mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền;

c) Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

d) Làm mất giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ nhưng không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên phương tiện vận chuyển.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối lượng, không đúng chủng loại quy định trong giấy phép;

b) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

c) Sử dụng giấy phép giả để vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

đ) Không thực hiện các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy hoặc không tuân theo sự hướng dẫn của người điều hành có thẩm quyền khi bốc, dỡ, bơm, chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ra khỏi phương tiện vận chuyển theo quy định;

e) Không có hoặc không duy trì các biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy cho thiết bị, đường ống chuyển chất khí, chất lỏng dễ cháy, nổ theo quy định của pháp luật;

g) Bốc, dỡ, bơm, chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ tại địa điểm không bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

h) Bốc, dỡ, bơm, chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đang trên đường vận chuyển sang phương tiện khác khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:  Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm b, c và d khoản 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc giảm số lượng, khối lượng, chủng loại hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;

b) Buộc di chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đến kho, địa điểm theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;

c) Buộc nộp lại giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.

không trang bị phương tiện pccc có thể bị xử lý vi phạm hành chính-min

không trang bị phương tiện pccc có thể bị xử lý vi phạm hành chính

Điều 35. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện tử

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm.
  2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
  3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện, điện tử ở những nơi có quy định cấm.
  4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Điều 36. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong lắp đặt, quản lý, sử dụng điện

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Thay đổi thiết kế hoặc thông số chủ yếu của hệ thống điện, thiết bị điện mà không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;

b) Lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, cáp dẫn điện hoặc thiết bị đóng ngắt, bảo vệ hoặc thiết bị sử dụng điện không bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng thiết bị điện không bảo đảm yêu cầu phòng nổ theo quy định trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ;

b) Không có hoặc không bảo đảm nguồn điện dự phòng cho hệ thống phòng cháy, chữa cháy và hệ thống kỹ thuật có liên quan theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt các hệ thống, thiết bị điện phục vụ yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc lắp đặt hệ thống điện phục vụ yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 37. Vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong lắp đặt, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
  2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
  3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét.
  4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt hệ thống chống sét không bảo đảm yêu cầu về chống sét.
  5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
  6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khắc phục những sai sót, hư hỏng của hệ thống chống sét đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Buộc lắp đặt hệ thống chống sét bảo đảm quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.

Điều 38. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp và phương tiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công, xây dựng công trình theo quy định của pháp luật.
  2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Thi công không đúng theo thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt của cơ quan có thẩm quyền;

b) Cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng công trình hoặc hoán cải phương tiện giao thông cơ giới khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;

c) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận thẩm duyệt, văn bản thẩm duyệt, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu hoặc giấy tờ khác liên quan đến công tác thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan có thẩm quyền cấp.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thi công công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;

b) Chế tạo phương tiện giao thông cơ giới thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa hạng mục công trình, công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa hạng mục công trình, công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng, hoạt động khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Buộc thực hiện nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này;

c) Buộc thực hiện việc thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;

d) Buộc nộp lại giấy chứng nhận thẩm duyệt, văn bản thẩm duyệt, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

Điều 39. Vi phạm quy định về khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy và ngăn cháy

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa không bảo đảm khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy và ngăn cháy theo quy định của pháp luật;

b) Không tổ chức vệ sinh công nghiệp theo quy định dẫn đến tạo thành môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xây, lắp đặt tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy và các giải pháp ngăn cháy khác không bảo đảm yêu cầu theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm trần, sàn, vách ngăn, mái che hoặc để vật liệu dễ cháy ở những nơi không được phép.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không dọn sạch chất dễ cháy nằm trong hành lang an toàn tuyến ống dẫn dầu mỏ, khí đốt và sản phẩm dầu mỏ;

b) Xây dựng nhà, công trình không bảo đảm khoảng cách an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;

c) Xây dựng nhà, công trình ở trong rừng hoặc ven rừng không bảo đảm khoảng cách, hành lang an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không làm tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy và các giải pháp ngăn cháy theo quy định của pháp luật;

b) Không duy trì các giải pháp ngăn cháy lan theo quy định của pháp luật.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các giải pháp ngăn cháy lan bảo đảm quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

Điều 40. Vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy

  1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lắp gương trên đường thoát nạn; lắp đặt cửa thoát nạn không mở theo chiều thoát nạn.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông và các vật dụng khác cản trở lối thoát nạn;

b) Tháo, gỡ hoặc làm hỏng, làm mất tác dụng phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn, sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy trên lối thoát nạn;

c) Không lắp đặt sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy trên lối thoát nạn;

d) Không kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn;

đ) Không duy trì chế độ hoạt động thường xuyên của phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn.

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không lắp đặt phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn trên lối thoát nạn hoặc có lắp đặt nhưng không đủ độ sáng, không đúng quy cách theo quy định của pháp luật hoặc không có tác dụng;

b) Cửa thoát nạn, lối thoát nạn, cầu thang thoát nạn, đường thoát nạn không đủ kích thước, số lượng theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Khóa, chèn, chặn cửa thoát nạn;

b) Không duy trì việc bảo vệ chống khói cho nhà, công trình theo quy định của pháp luật.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi làm mất tác dụng của lối, đường thoát nạn.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2; các khoản 4 và 5 Điều này.

Điều 41. Vi phạm quy định về phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không quản lý phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Xây dựng phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ không bảo đảm yêu cầu và nội dung theo quy định của pháp luật;

b) Không gửi kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy đến cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật;

c) Không sao gửi phương án cứu nạn, cứu hộ cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ chưa được phê duyệt theo quy định của pháp luật;

b) Không tổ chức thực tập lần lượt các tình huống trong phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật;

c) Không bố trí người tham gia hoặc không cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết liên quan tới việc xây dựng phương án chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không xây dựng phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ;

b) Không tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật;

c) Không bố trí lực lượng, phương tiện thuộc phạm vi quản lý tham gia thực tập phương án chữa cháy khi được người có thẩm quyền huy động.

Điều 42. Vi phạm quy định về thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không có phương tiện, thiết bị phát hiệu lệnh hoặc thông tin báo cháy theo quy định của pháp luật;

b) Không thay thế phương tiện, thiết bị thông tin báo cháy bị hỏng hoặc mất tác dụng.

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không báo cháy, sự cố, tai nạn hoặc ngăn cản, gây cản trở việc thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn;

b) Báo cháy giả; báo tin sự cố, tai nạn giả.

thiết bị báo cháy cục bộ qua điện thoại

thiết bị báo cháy cục bộ qua điện thoại – truyền tin báo sự cố

Điều 43. Vi phạm quy định về khai báo cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy và truyền tin báo sự cố

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi cập nhật không đúng, không đầy đủ cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
  2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi không duy trì chế độ hoạt động thường xuyên thiết bị truyền tin báo sự cố theo quy định của pháp luật.
  3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
  4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị thiết bị truyền tin báo sự cố theo quy định của pháp luật.
  5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cập nhật cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 3 Điều này;

b) Buộc duy trì chế độ hoạt động thường xuyên của thiết bị truyền tin báo sự cố đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 44. Vi phạm quy định về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Làm che khuất, cản trở lối tiếp cận phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

b) Sử dụng phương tiện chữa cháy thông dụng không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật;

c) Không lập hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy định kỳ;

b) Không bảo quản trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân, chất chữa cháy theo quy định của pháp luật;

c) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đủ hoặc không đồng bộ theo quy định của pháp luật;

d) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới theo quy định của pháp luật;

đ) Làm mất, hỏng hoặc làm mất tác dụng phương tiện chữa cháy thông dụng, chất chữa cháy, thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy.

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy chưa được kiểm định về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;

b) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở theo quy định của pháp luật;

c) Sử dụng phương tiện chữa cháy ở vị trí thường trực chữa cháy dùng vào mục đích khác;

d) Sử dụng nguồn nước chữa cháy sai mục đích hoặc không dự trữ đủ nước chữa cháy theo quy định của pháp luật;

đ) Di chuyển, thay đổi vị trí lắp đặt phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đúng thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

e) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho nhà, công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy vận chuyển hành khách theo quy định của pháp luật;

b) Làm mất, hỏng hoặc làm mất tác dụng của phương tiện chữa cháy cơ giới, hệ thống báo cháy, chữa cháy;

c) Không duy trì chế độ hoạt động thường trực của phương tiện chữa cháy cơ giới, hệ thống báo cháy, chữa cháy đã được trang bị theo quy định của pháp luật;

d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;

b) Không trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới theo quy định của pháp luật.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.

Điều 45. Vi phạm quy định về công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vào khu vực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi không được phép của người có thẩm quyền.
  2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kịp thời thực hiện việc cứu người, cứu tài sản hoặc chữa cháy.
  3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ về lực lượng, phương tiện, nguồn nước và các điều kiện khác phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;

b) Không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;

c) Không chấp hành lệnh huy động tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của người có thẩm quyền;

d) Không bố trí, duy trì thang máy chữa cháy, phòng trực điều khiển chống cháy theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cản trở hoạt động của lực lượng và phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;

b) Không tham gia khắc phục hậu quả vụ cháy khi có yêu cầu của người có thẩm quyền;

c) Không tham gia bảo vệ hiện trường vụ cháy theo quy định;

d) Không bố trí, duy trì đường giao thông, bãi đỗ, lối tiếp cận cho lực lượng và phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động theo quy định.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không tổ chức việc thoát nạn, cứu người hoặc chữa cháy;

b) Lợi dụng việc chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để xâm hại đến sức khỏe, tài sản hợp pháp của công dân và tài sản của nhà nước.

Điều 46. Vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức và huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi làm hỏng băng rôn, khẩu hiệu, panô, áp phích, tranh ảnh tuyên truyền, cổ động về phòng cháy và chữa cháy.
  2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;

b) Sử dụng người chưa được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đã hết thời hạn làm lực lượng chữa cháy cơ sở, chuyên ngành, người điều khiển, người làm việc, người phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi hoặc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ hoặc làm việc trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc các hàng hóa nguy hiểm cháy, nổ;

c) Sử dụng người thực hiện chuyên trách nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ khi chưa được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ hoặc chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ đã hết thời hạn;

d) Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ không bảo đảm nội dung, thời gian theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định.

Điều 47. Vi phạm quy định về thành lập, tổ chức quản lý đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm số lượng người trực về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;

b) Không sử dụng thành thạo phương tiện phòng cháy và chữa cháy được trang bị tại cơ sở.

2.  Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không tổ chức trực tại cơ sở hoặc tại các vị trí yêu cầu có người thường trực theo quy định của pháp luật.

3.  Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành không bảo đảm số người theo quy định của pháp luật;

b) Không quản lý, không duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành theo quy định của pháp luật;

c) Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành theo quy định của pháp luật;

d) Không cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở theo quy định của pháp luật.

4.  Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi được người có thẩm quyền yêu cầu.

5.  Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở theo quy định.

6.  Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Điều 48. Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy mà không có Chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng người không có chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy trong hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đối với trường hợp yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề;

b) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung Chứng chỉ hành nghề, Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;

c) Không nộp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi không còn kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;

d) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về con người, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy sau khi đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;

đ) Cấp biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đúng với danh mục phương tiện đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép kiểm định;

e) Cấp biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy khi không thực hiện đúng quy trình kiểm định do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi chưa có giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;

b) Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy không đúng với lĩnh vực trong Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;

c) Cấp biên bản kiểm định mà không thực hiện việc kiểm định hoặc không đúng sự thật.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sản xuất, kinh doanh phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy không đúng thông số kỹ thuật theo Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền cấp;

b) Đưa phương tiện phòng cháy và chữa cháy vào lưu thông khi chưa được kiểm định theo quy định của pháp luật.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:  Tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 4 Điều này;

b) Buộc thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c và d khoản 2 Điều này;

c) Buộc thu hồi biên bản kiểm định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;

d) Buộc nộp lại Chứng chỉ hành nghề, giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Điều 49. Vi phạm quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đúng nguyên tắc, mức phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật;

b) Không cấp hoặc cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật.

7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mà không mua theo quy định của pháp luật.

8. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không trích nộp phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc để đóng góp kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Điều 50. Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia đình

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;

b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;

c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:  Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều này.

Điều 51. Vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
  3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
  4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;

b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;

c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 4 Điều này.

 

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 68. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

  1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
  2. a) Phạt cảnh cáo;
  3. b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
  4. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
  5. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
  6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
  7. a) Phạt cảnh cáo;
  8. b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
  9. c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  10. d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e, g và h khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

  1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
  2. a) Phạt cảnh cáo;
  3. b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
  4. c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  5. d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Điều 69. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân

  1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
  2. a) Phạt cảnh cáo;
  3. b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội.
  4. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
  5. a) Phạt cảnh cáo;
  6. b) Phạt tiền đến 900.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội.
  7. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
  8. a) Phạt cảnh cáo;
  9. b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
  10. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
  11. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
  12. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
  13. a) Phạt cảnh cáo;
  14. b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
  15. c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  16. d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

  1. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
  2. a) Phạt cảnh cáo;
  3. b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
  4. c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  5. d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;

  1. e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
  2. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
  3. a) Phạt cảnh cáo;
  4. b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
  5. c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  6. d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

  1. Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này và có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

Điều 70. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng

  1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
  2. a) Phạt cảnh cáo;
  3. b) Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống tệ nạn xã hội.
  4. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
  5. a) Phạt cảnh cáo;
  6. b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống tệ nạn xã hội.
  7. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm có quyền:
  8. a) Phạt cảnh cáo;
  9. b) Phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 7.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
  10. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
  11. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
  12. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
  13. a) Phạt cảnh cáo;
  14. b) Phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
  15. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
  16. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
  17. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
  18. a) Phạt cảnh cáo;
  19. b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
  20. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
  21. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
  22. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
  23. a) Phạt cảnh cáo;
  24. b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
  25. c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  26. d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Điều 71. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển

  1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
  2. a) Phạt cảnh cáo;
  3. b) Phạt tiền đến 800.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  4. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
  5. a) Phạt cảnh cáo;
  6. b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  7. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
  8. a) Phạt cảnh cáo;
  9. b) Phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  10. c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
  11. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
  12. a) Phạt cảnh cáo;
  13. b) Phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  14. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
  15. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
  16. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
  17. a) Phạt cảnh cáo;
  18. b) Phạt tiền đến 12.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  19. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
  20. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
  21. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
  22. a) Phạt cảnh cáo;
  23. b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  24. c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
  25. d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

  1. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
  2. a) Phạt cảnh cáo;
  3. b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  4. c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  5. d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Điều 72. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan

  1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
  2. a) Phạt cảnh cáo;
  3. b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  4. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
  5. a) Phạt cảnh cáo;
  6. b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  7. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
  8. a) Phạt cảnh cáo;
  9. b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  10. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
  11. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
  12. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
  13. a) Phạt cảnh cáo;
  14. b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  15. c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  16. d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

  1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
  2. a) Phạt cảnh cáo;
  3. b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  4. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  5. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Điều 73. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm

  1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:
  2. a) Phạt cảnh cáo;
  3. b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ.
  4. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:
  5. a) Phạt cảnh cáo;
  6. b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
  7. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
  8. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng có quyền:
  9. a) Phạt cảnh cáo;
  10. b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
  11. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
  12. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
  13. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm có quyền:
  14. a) Phạt cảnh cáo;
  15. b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
  16. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
  17. d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

  1. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:
  2. a) Phạt cảnh cáo;
  3. b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
  4. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  5. d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Điều 74. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm ngư

  1. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có quyền:
  2. a) Phạt cảnh cáo;
  3. b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
  4. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
  5. Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
  6. a) Phạt cảnh cáo;
  7. b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
  8. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
  9. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
  10. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
  11. a) Phạt cảnh cáo;
  12. b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
  13. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  14. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
  15. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:
  16. a) Phạt cảnh cáo;
  17. b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
  18. c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  19. d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Điều 75. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường

  1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
  2. a) Phạt cảnh cáo;
  3. b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  4. Đội trưởng Đội quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
  5. a) Phạt cảnh cáo;
  6. b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  7. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
  8. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
  9. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh; Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
  10. a) Phạt cảnh cáo;
  11. b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  12. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  13. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
  14. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
  15. a) Phạt cảnh cáo;
  16. b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  17. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  18. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Điều 76. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra

  1. Thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền:
  2. a) Phạt cảnh cáo;
  3. b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 750.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
  4. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
  5. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
  6. Chánh Thanh tra Sở có quyền:
  7. a) Phạt cảnh cáo;
  8. b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
  9. c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  10. d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

  1. Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có quyền:
  2. a) Phạt cảnh cáo;
  3. b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
  4. c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  5. d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

  1. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 77. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài

Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền:

  1. Phạt cảnh cáo.
  2. Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  3. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
  4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Điều 78. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt

  1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người có thẩm quyền quy định tại các Điều 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 và 77 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
  2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 68 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
  3. Người có thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 69 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thuộc lĩnh vực, địa bàn mình quản lý.
  4. Người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, 8 và 15; khoản 1, các điểm c, d và đ khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 18; các Điều 24, 25, 26, 27, 28, 32, 34, 45 và các Điều tại Mục 4 Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 70 Nghị định này trong phạm vi, lĩnh vực mình quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
  5. Người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm d khoản 1, điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3, điểm d khoản 4, các điểm a và c khoản 5 Điều 7; điểm a khoản 1, các điểm a, b và c khoản 2, các điểm b và d khoản 4 Điều 10; các điểm a, b, c, d và đ khoản 1, các điểm a, b, c, d, e, g và m khoản 2, các điểm a, b, d, đ, g, h, i và k khoản 3, các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 4, các điểm a, b và c khoản 5 Điều 11; các điểm a, b và đ khoản 1, các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều 15; khoản 1 Điều 20; các Điều 21, 23 và 28 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 71 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, địa bàn trên vùng biển được giao.
  6. Người có thẩm quyền xử phạt của Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c và đ khoản 3, điểm d khoản 4 Điều 7; các điểm đ và k khoản 3, các điểm a, c, d và e khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 11 và Điều 21 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 72 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
  7. Người có thẩm quyền xử phạt của Kiểm lâm, Kiểm ngư có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 21 và Mục 3 Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại các Điều 73 và 74 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
  8. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 18 và 21 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 77 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
  9. Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 76 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
  10. Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 4 Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 76 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
  11. Thanh tra Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 49 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 76 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
  12. Các lực lượng Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm c và d khoản 3 Điều 7 và Điều 21 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 76 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
  13. Người có thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 20 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 75 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Điều 79. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

  1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 và 77 Nghị định này.
  2. Người có thẩm quyền, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, người thuộc lực lượng Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
  3. Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý.

 

Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 80. Hiệu lực thi hành

  1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
  2. Nghị định này thay thế Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 81. Điều khoản chuyển tiếp

  1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi đã xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.
  2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
  3. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến quản lý, sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú xảy ra trước ngày 31 tháng 12 năm 2022 được áp dụng xử phạt theo quy định tại Nghị định này.

Điều 82. Trách nhiệm thi hành

  1. Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổ chức thực hiện Nghị định này.
  2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 



source https://pccc.vn/nghi-dinh-144-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PCCC Việt Nam - nhà cung cấp thiết bị PCCC uy tín hàng đầu

Nghị định 136/2020/NĐ-CP – Cập nhật tháng 1 năm 2024

Hệ thống báo cháy bằng camera AI - đầu báo cháy video